SỰ RA ĐỜI CỦA BAO Y
Chế độ
“bao y” 包衣 (1) trên thực tế có từ trước khi sáng lập ra chế độ bát
kì, nhân vì đó là tập tục cũ của người Mãn, chẳng qua sau khi chế độ bát kì định
hình, bao y trở thành một tổ chức pháp định, càng chế độ hoá hơn. Trong Bát kì thông chí 八旗通志 có
nói, bao y Chính hồng kì đệ nhất Tham lãnh, đệ nhất Mãn Châu Tá lãnh, “quốc sơ
theo lễ do Liệt thân vương lập”, bao y Tương hồng kì đệ tam Tham lãnh, đệ nhất
Tá lãnh, “quốc sơ lập ... theo khi bối lặc Chử Anh được phân phong lập ra. Nói
“theo” tức trước đã có những người này, sau định thành chế độ. Chử Anh 褚英 mất vào năm Vạn Lịch 万历
thứ 43 (năm 1615), lúc đó bát kì vẫn chưa thành lập, có thể thấy bao y có trước
chế độ bát kì. Trong Kim sử 金史 quyển 133 Trương
Nghi Ngôn truyện 张仪言传 có nói, lúc ông ấy lên mấy tuổi, hoàng hậu Trinh Ý 贞懿 giữ lại trong phủ. Lớn lên một chút, hầu Thế Tông đọc
sách, coi sóc việc nhà. Người trong phủ đều sợ. Khi Thế Tông lên ngôi, phàm xây
dựng cung thất, phủ kho xuất nhập đều giao cho ông ấy, chính là sau này gọi là
“bao y”.
Do bởi
chế độ bao y phát sinh trước chế độ bát kì, cho nên tông thất quý thích huân cựu
đầu đời Thanh, bất luận có chủ quản kì vụ hay không đều có bao y. Họ Vương trong
Thuận Trị Đông Hoa lục 顺治东华录 quyển 1,
ngày 23 Giáp Thân tháng 8 năm Sùng Đức 崇德
thứ 8 có nói:
Có tờ thiếp nặc danh mưu hại Cố sơn ngạch
chân Đàm Thái 固山额真谭泰, bị Cao Lệ 高丽, người nhà mẹ của Tháp chiêm 塔瞻 bắt được, nói với bao đại y Đạt Cáp Nạp 达哈纳, Đạt Cáp Nạp bèn báo lại với Y chủ công Tháp Chiêm
cùng Cố sơn ngạch chân Đàm Thái, Tháp Chiêm trình bày với chư Vương, chư vương
lệnh bắt giao cho pháp ti chất vấn.
(trang 4)
Đây là
đại ngục đầu tiên khi Thuận Trị lên ngôi. Gọi là “bao đại y” 包大衣 chính là “bao y đầu mục” 包衣头目. Tháp Chiêm塔瞻 là con thứ của Dương Cổ Lợi 扬古利.
Dương Cổ Lợi mà trong Thanh Thái Tổ Vũ
Hoàng Đế thực lục 清太祖武皇帝实录 ghi là Dương Cổ Lí 扬古里
(quyển 2 trang 1), là danh tướng thời Thái Tổ, Thái Tông, mất trong cuộc chinh
phạt Triều Tiên năm Sùng Đức thứ 2, được truy phong là Vũ Huân Vương 武勋王, tước trật cao nhất trong số quần thần trước khi nhà
Thanh vào quan trung; Tháp Chiêm ban đầu tập tước Siêu Phẩm Công 超品公, sau giáng xuống Nhất đẳng Công 一等公; cha con đều chưa từng là Cố sơn ngạch chân. Đầu thời
Thái Tông, vào tháng 9 năm Thiên Mệnh 天命 thứ 11, đặt ra Tổng
quản kì vụ bát đại thần, cùng Tá quản thập lục đại thần. Trong Đông Hoa lục, họ Vương khi chú có nói:
Ngạch phụ Dương Cổ Lí trước đó đã là Nhất đẳng tổng binh quan, vị thứ
chỉ sau Bối lặc, ... không dự vào đây.
(Thiên Thông 1)
Dường như là nhân vì tước cao
mà không nhập tuyển, nhưng Dương Cổ Lợi cũng chưa thể cùng với chủ kì vụ Bối lặc
làm kì chủ. Từ đây có thể thấy, không phải là kì chủ, không phải là Cố sơn ngạch
chân cũng có thể có bao y. Trong Thanh sử
cảo 清史稿 liệt truyện 13 Dương Cổ Lợi bản
truyện 扬古利本传 có nói:
Dương Cổ Lợi giết chết kẻ giết cha mình, .... lúc đó chỉ mới vừa 14 tuổi.
Thái Tổ lấy làm lạ, gặp mặt và tín nhiệm, gã con gái cho, hiệu là “ngạch phụ” 额驸.
Nhà ông ta có bao y đương
nhiên là do bởi ông là ngạch phụ. Nhưng trong Thanh triều văn hiến thông khảo 清朝文献通考 quyển
24 Đế hệ khảo 帝系考, trong Thanh sử cảo . Công chúa biểu 清史稿 . 公主表 và trong Vũ
Hoàng Đế thực lục 武皇帝实录 đều không ghi việc Thái Tổ gả con gái cho Dương Cổ Lợi,
duy chỉ Thanh triều thông chí . Thị tộc
lược 清朝通志 . 氏族略quyển 2 có nói, Thái Tổ “lệnh cho con của ông ấy vào hầu,
gả công chúa cho”, và trong Thiên Thông
Đông Hoa lục 天聪东华录 cũng có nói Dương Cổ Lợi làm ngạch phụ, nên dường như bổn truyện nói không phải là
không có nguyên nhân. Đương thời gọi là “ngạch phụ” 额驸
vốn không chuyên chỉ người lấy con gái của Thái Tổ, Thái Tông, như Đồng Dưỡng
Tính 佟养性 cưới tông nữ, (Sử
cảo 史稿 truyện 18), Lí Vĩnh Phương 李永芳 cưới con gái A Ba
Thái 阿巴泰, đều gọi là “ngạch phụ”, Dương Cổ Lợi cũng trong trường
hợp ấy; nếu không tất nhân vì bị tội không được đưa vào ngọc điệp, không được
ghi chép. Dương Cổ Lợi, Tháp Chiêm, nhà của hai cha con đều có bao y, những nhà
khác có công tất không thể không có.
Khi
Thái Tổ khởi binh, người đi theo rất đông, những người này sau này đều là thân
thích có công, họ đều có nô bộc để sai khiến, chính là bao y. Đương thời chế độ
bát kì chưa định cho nên chưa có sự hạn chế, khi chế độ bát kì đã định cũng
chưa từng nhân đó mà bị bãi bỏ. Nhưng chủ nhân của bao y tước trật có tôn có
ti, địa vị có cao có thấp, cho nên bao y cũng có sự sai biệt. Dưới bao y còn có
bao y, trên chủ nhân còn có chủ nhân. Cho nên có một thời kì, bao y của hoàng đế
lệ thuộc thượng tam kì bao y Tá lãnh hạ, cùng với bao y của vương công lệ thuộc
hạ ngũ kì bao y Tá lãnh hạ, cho đến bao ý của nhà huân thích công thần, bao y
tư gia khác, đều gọi chung là “bao y”, không sai biệt. Về sau chế độ bao y ngày
càng nghiêm ngặt, danh xưng giống nhau dễ gây hỗn loạn, nên bao y “tư gia” dần
đổi tên gọi. Ngày 21 Giáp Tí tháng Giêng năm Thuận Trị thứ 14, dụ cho bộ Lại bộ
Lễ bộ Binh rằng:
Quan viên tử đệ cùng thế tộc phú gia, .....
bản thân không sung binh dịch, có thể lệnh gia bộc thay thế, ..... nhất luật
nghiêm cấm.
“Gia bộc”
家仆 nói ở đây, cùng với “kì hạ gia nô” 旗下家奴 mà trong Hội điển
sự lệ 会典事例 ghi chép (Quang tự thập nhị niên bản quyển 1116), và
“bát kì hộ hạ gia nô” 八旗户下家奴 trong Hộ bộ tắc lệ 户部则例 (Đồng Trị thập tam niên hiệu san bản quyển 1) thực chất
chính là bao y tư gia, nhân vì muốn khác với bao y trong chế độ bát kì nên mới
đổi tên gọi như thế.
Chú của người
dịch
1- Bao y 包衣: dịch âm từ tiếng
Mãn, có nghĩa là “gia nô”. Gọi đầy đủ là “bao y a hạp” 包衣阿哈, cũng được gọi tắt là “a hạp” 阿哈.
Trong “bao y a hạp”, với nam gọi là “bao y niết nhi ma” 包衣捏儿麻, với nữ gọi là “bao y hách hách” 包衣赫赫, tức “nam bộc”, “nữ tì”.
Theo Trịnh Thiên Đĩnh 郑天挺 trong Thanh sử
thám vi 清史探微, “Bao” 包, với tiếng Hán có nghĩa là “gia” 家; còn “y” 衣 là hư tự “đích” 的 “Bao y” 包衣giải thích sang tiếng
Hán là “gia đích” 家的 (thuộc về nhà) hoặc “gia lí đích” 家里的 (thuộc về trong nhà).
(Thanh sử thám vi 清史探微, trang 55)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/8/2016
Nguyên tác Trung văn
BAO Y ĐÍCH SẢN SINH
包衣的产生
Trong quyển
THANH SỦ THÁM VI
清史探微
Tác giả: Trịnh Thiên Đĩnh 郑天挺
Bắc Kinh Đại học xuất bản xã, 1999
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật