KHUYNH HƯỚNG SONG ÂM HOÁ TRONG TIẾNG HÁN
Trong
việc nghiên cứu Hán ngữ, khái niệm “song âm hoá” 双音化
(disyllabification) đã có từ lâu. Phân tích hàm nghĩa “song âm hoá”, “song âm”
chỉ hình thức liên tiếp của 2 âm tiết, “hoá” chỉ khuynh hướng biến thành một loại
hiện tượng nào đó. Đối với khái niệm song âm hoá, lí giải trước đây là:
Là hiện
tượng chuyển hoá hình thức của đơn vị ngôn ngữ cơ bản (chủ yếu là từ) từ đơn âm
tiết hướng đến song âm tiết trong quá trình phát triển Hán ngữ,
Không
ít học giả đối với vấn đề này đã cùng miêu tả, quy nạp lại chủ yếu có mấy hiện
tượng như sau:
1- Diên đãng 延宕 (kéo dài), tức
một từ đơn âm tiết thông qua sự kéo dài của ngữ âm trở thành từ song âm tiết.
Ví dụ:
Khổng 孔 – quật lung 窟窿
Tì 茨 – tật lê 蒺藜
Lũ 偻 – cú lũ 佝偻
Truy 椎 – chung khôi 钟魁
2- Trùng điệp 重叠, tức từ đơn âm
tiết thông qua trùng điệp trở thành từ song âm tiết. Ví dụ:
Ca 哥 – ca ca 哥哥
Cương 刚 – cương cương 刚刚
Tinh 星 – tinh tinh 星星
Mạn 慢 – mạn mạn 慢慢
3- Thế hoán 替换 (thay thế), tức
dùng một từ song âm tiết thay thế cho từ đơn âm tiết trước đó. Ví dụ:
Dự 与 – tham gia 参加
Khuyến 劝 – cổ lệ 鼓励
Sư 师 – quân đội 军队
Mục 目 – nhãn tình 眼睛
4- Thiêm gia 添加 (thêm vào), trước
hoặc sau từ đơn âm tiết thêm vào một âm tiết nữa thành từ song âm tiết. Ví dụ:
Vân 云 – vân thái 云彩
Nhĩ 耳 – nhĩ đoá 耳朵
Nha 鸦 – ô nha 乌鸦
Tuyết 雪 – bạch tuyết 白雪
5- Áp súc 压缩 (rút gọn), tức
đem một từ nhiều âm tiết rút gọn thành từ song âm tiết. Ví dụ:
Bắc
Kinh đại học 北京大学 – Bắc Đại 北大
Đặc biệt
hành chính khu 特别行政区 – đặc khu 特区
Điện
băng sương 电冰箱 – băng sương 冰箱
Địch tư
khoa 迪斯科 – địch khoa 迪科
Những
hiện tượng nêu trên nói rõ khuynh hướng song âm hoá trong từ vựng Hán ngữ,
nhưng đa số thuộc về khuynh hướng song âm hoá ở kết cấu và tác dụng “loại hoá” ở
phương diện dụng từ, tức có ý đem hình thức của từ cấu thành hoặc góp thành hai
âm tiết. Khuynh hướng song âm hoá trong cách biểu đạt ngôn ngữ thường ngày thấy
rất rõ, nói lên hiện tượng này có cơ sở tâm lí của người sử dụng ngôn ngữ. Lữ
Thúc Tương 吕叔湘 từng nêu ra nhiều dẫn chứng để nói rõ khuynh hướng
này:
Họ của người Hán có đơn âm và song âm. Nếu một
người họ “Trương”, mọi người hỏi anh ta là “quý tính?” 贵姓? (họ gì?), anh ta có thể trả lời “tính Trương”, cũng
có thể nói “Trương”. Nếu hỏi anh ta “nễ tính thập ma? 你姓什么? (anh họ gì?), anh ta đa phần sẽ nói “tính Trương” hoặc
“ngã tính Trương” 我姓张 (tôi họ
Trương), mà không nói chỉ có một từ “Trương”. Nhưng nếu có người họ “Âu Dương”,
anh ta sẽ trả lời là “Âu Dương”, không cần phải có thêm chứ “tính”. Người quen
khi gặp nhau chào hỏi, thường nghe “Lão Trương”, “Tiểu Vương”, “Âu Dương”, mà
không nghe “Trương”, “Vương”. Càng không nghe “Lão Âu Dương”. Người khác khi
nói chuyện có nhắc đến anh ta cũng như thế, với họ đơn âm phải thêm trước họ chữ
“lão” hoặc “tiểu”, nếu không thì nói cả họ lẫn tên, nhưng họ song âm thì có thể
chỉ nói họ.
Khi dùng tên để xưng hô, nếu một người
có song danh, ví dụ “Trương Tử Bình”, nhìn chung đều gọi anh ta là “Tử Bình đồng
chí”, chỉ có những ai xa lạ mới gọi anh ta là “Trương Tử Bình đồng chí”. Nhưng
nếu chỉ là đơn danh, chỉ có một chữ “Bình”, mọi người không gọi anh ta là “Bình
đồng chí”, những ai quen có thể gọi cả họ lẫn tên “Trương Bình đồng chí”.
Với địa danh cũng có tình hình tương tự.
Có tên huyện hai chữ mà cũng có tên huyện một chữ. Tên huyện hai chữ có thể
không cần thêm chữ “huyện”, nhưng tên huyện một chữ phải thêm chữ “huyện”. Khi
nói cũng như vậy, trên bản đồ cũng như vậy. Khi các huyện cùng nói với nhau,
thường là “Đại Hưng, Thông huyện, Thuận Nghĩa … đẳng huyện” tuy ở cuối câu có
chữ “huyện”, chữ “huyện” trong “Thông huyện” vẫn không thể lược bỏ. Tên thị
không dùng một chữ, cho nên tỉnh Hồ Bắc có “Sa Thị thị” 沙市市, tỉnh Tứ Xuyên có “Vạn Huyện thị” 万县市.
Sơn danh cũng như vậy. Nga Mi 峨眉, Phổ Đà 普陀, không có chữ
“sơn” cũng có thể nói được. Thái sơn 泰山, Hoạ sơn 华山 phải có chữ “sơn”.
Quốc danh cũng như vậy. Anh quốc, Pháp
quốc không thêm chữ “quốc” là không được; Ấn Độ, Ca Luân Bỉ Á rất ít khi nghe
có chữ “quốc”
……….
Với chữ số mà nói, sức hoạt động của
nhất vị số và đa vị số cũng không khác. 10 ngày đầu của một tháng phải nói “nhất
hiệu 一号 ….. thập hiệu 十号”, âm lịch là “sơ nhất 初一 ….. sơ thập 初十”. Từ “thập nhất 十一 trở về sau
chỉ dùng số không cũng được.
Nói đến số tuổi của con người, “tam tuế”
三岁, “thập tuế” 十岁 không có cách nói thứ hai. “thập tam tuế” 十三岁, “tam thập tuế” 三十岁 cũng có thể
nói là “thập tam” 十三, “tam thập” 三十. (1)
Chú của
nguyên tác
1- Lữ Thúc Tương 吕叔湘,
Hiện đại Hán ngữ đơn song âm tiết vấn đề
sơ thám 现代汉语单双音节问题初探, Trung Quốc ngữ
văn 中国语文, 1963, đệ 1 kì.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/11/2015
Nguyên tác Trung văn
SONG ÂM HOÁ ĐÍCH KHUYNH HƯỚNG
双音化的倾向
Tác giả: Ngô Vi Thiện 吴为善
Học Lâm xuất bản xã, 2006
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật