Dịch thuật: Huynh đệ Trịnh Trang Công tranh quyền

HUYNH ĐỆ TRỊNH TRANG CÔNG TRANH QUYỀN

          Năm 757 và năm 754 trước công nguyên (năm Trịnh Vũ Công 郑武公 thứ 14 và 17), trong 2 năm này, hậu của Trịnh Vũ Công là Vũ Khương 武姜 lần lượt sinh 2 người con, con trưởng là Ngộ Sinh 寤生, con thứ là Đoạn . Nhưng do bởi Ngộ Sinh sinh khó nên không được mẹ yêu quý, thậm chí bà còn muốn để cho Đoạn thay địa vị thái tử của Ngộ Sinh. Vì thế, nhân vì sự thiên vị của người mẹ đã dẫn đến một trận phong ba chính trị vô cùng to lớn.
          Năm 744 trước công nguyên, sau khi Trịnh Vũ Công mất, thái tử Ngộ Sinh kế vị, đó là Trịnh Trang Công 郑庄公. Có thể thấy hai mẹ con Vũ Khương và Đoạn vì việc này mà lo buồn. Năm sau, người mẹ gây khó cho Trang Công , yêu cầu Trang Công phong cho em là Đoạn tại chế địa 制地 (tức Hổ Lao 虎牢, Huỳnh Dương 荥阳 Nam 河南). Trịnh Trang Công cho rằng nơi đây rất hiểm yếu, muốn phong Đoạn ở Đại Ấp Kinh 大邑京 (cũng tại Huỳnh Dương 荥阳Nam 河南). Sau khi Đoạn đến tiếp nhận, hiệu xưng là Kinh thành thái Thúc 京城大叔, vi phạm chế độ đất rộng xây dựng thành trì, nuôi binh dưỡng mã, chuẩn bị cùng mẹ trong ứng ngoài hợp, đoạt lấy quân quyền. Đối với sự kiện này, Trịnh Trang Công rõ như lòng bàn tay, nhưng không ngăn chặn sớm, bởi ngăn chặn lúc này không đạt được mục đích tiêu diệt triệt để thế lực phản đối. Cho nên, với người em cuồng vọng, Trang Công nghĩ thầm đến một lúc nào đó sẽ chỉnh đốn. Năm 722 trước công nguyên, Đoạn và mẹ tự cho rằng đã chuẩn bị đầy đủ, vì thế vào tháng 5 phát khởi công kích Trang Công. Không cần phải nói, Trang Công sớm đã nhìn thấy ngày này. Không phải phí nhiều công sức, Trang Công đã đánh bại Đoạn, củng cố triệt để quyền lực của mình.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng
                                                                   Quy Nhơn 13/11/2015

Nguyên tác Trung văn
TRỊNH TRANG CÔNG ĐÍCH HUYNH ĐỆ TRANH QUYỀN
郑庄公的兄弟争权
Trong quyển
ĐỒ VĂN TRUNG QUỐC THÔNG SỬ
图文中国通史
(tập Sử tiền sử - Chiến quốc)
Chủ biên: Triệu Hướng Tiêu 赵向标
Tân Cương nhân dân xuất bản xã, 2002.
Previous Post Next Post