TƯ TƯỞNG NHO HỌC
Ở DANH VÀ TỰ TƯỞNG GIỚI THẠCH
Tưởng Giới Thạch 蒋介石 sinh ngày 31 tháng 10 năm
1887 tại trấn Khê Khẩu 溪口 thành phố
Phụng Hoá 奉化 tỉnh Triết
Giang 浙江. Theo phả hệ, viễn tổ được
xác nhận của Tưởng Giới Thạch là Ma Ha cư sĩ 摩诃居士,
người Hậu Lương thời Ngũ đại. Từ đời thứ 25 trở về sau, chữ lót của tên đặt
theo bài ngũ ngôn tuyệt cú:
Kì tư triệu chu quốc
Hiếu hữu đắc thành chương
Tú minh khải hiền đạt
Dịch thế khánh cát xương
祁斯肇周国
孝友得成章
秀明启贤达
奕世庆吉昌
Tằng tổ của Tưởng Giới Thạch là Tưởng
Kì Tăng 蒋祁增,
tự Hoài Thịnh 怀盛;
tổ phụ là Tưởng Tư Thiên 蒋斯千, tự Ngọc Biểu 玉表; phụ thân là Tưởng Triệu Thông 蒋肇聪, tự Túc Am 肃庵. Tưởng Giới Thạch là thế hệ thứ
28 của họ Tưởng ở trấn Khê Khẩu, theo phả hệ, chữ lót của tên là “chu”周, cho nên tên của ông ghi trong
phả hệ là Tưởng Chu Thái 蒋周泰, lúc ban đầu là Tưởng Chu Kiện 蒋周健. Nhũ danh (tên lúc nhỏ) Thuỵ
Nguyên 瑞元của
Tưởng Giới Thạch là do tổ phụ đặt cho, còn học danh là Tưởng Chí Thanh 蒋志清.
Tưởng Trung Chính 蒋中正 là tên được dùng sau khi ông đến
chỗ Tôn Trung Sơn 孙中山
tại Quảng Đông vào năm 1918; “Giới Thạch” 介石 là bút danh được dùng khi ông
phụ trách tạp chí Quân thanh 军声 tại Nhật Bản. Danh và tự này đều ngụ ý triết lí sâu xa.
Tưởng Giới Thạch rất sùng bái Lí học
gia Vương Dương Minh 王阳明 đời Minh và người sáng lập Tương quân là Tăng Quốc Phiên 曾国藩 đời Thanh. Lúc cách mạng Tân Hợi,
ông đã đọc kĩ Vương Dương Minh toàn tập 王阳明全集 và Tăng Văn Chính gia
thư 曾文正家书. Ông nghiên cứu tư tưởng của
hai người này và đã chịu ảnh hưởng, đem học thuyết của họ xem là “kiểm thân chi
pháp” 检身之法
và “hành động chỉ nam” 行动指南.
Hào từ lục nhị ở quẻ Dự 豫 trong kinh Dịch có ghi:
Giới
vu thạch, bất chung nhật, trinh cát
介于石, 不终日, 贞吉
Ý nghĩa là cứng giống như đá, nhưng
cái cứng đó cần phải có độ, không thể kéo dài suốt cả ngày.
Lão Tử 老子 từng nói, binh quá mạnh dễ bị
diệt vong, cây quá cứng dễ bị gãy. Các học giả Nho học đời sau đem dung hợp với
học thuyết Nho gia, trong Phần “tượng” ở Đại truyện trong Chu dịch có nói, cái
cứng này chưa đến một ngày là cát tường, bởi nó phù hợp với Nho gia: từ cương
hoá nhu, từ nhu hoá cương, ngoài nhu mà không giữ lấy nhu, ngoài cương mà không
giữ lấy cương, nắm hai đầu mà giữ lấy chính giữa là đạo trung chính an toàn nhất.
Chính từ tinh thần này, Ông đã dùng tên “Giới Thạch” 介石 và “Trung Chính” 中正.
Đầu năm 1923, lúc nhàn cư trên đảo Cổ
Lãng 鼓浪,
ông từng viết qua 4 chữ lớn “kì giới như thạch” 其介如石, đồng thời cho khắc tại sườn
núi ở bên trái đình Canh Y 更衣, phản ánh lòng yêu thích của ông đối với danh và tự của
mình, đồng thời phản ánh sự truy cầu tư tưởng về ngụ ý trong danh và tự của
ông. Đối với học thuyết dương chuyển âm, cương chuyển nhu của Nho học, ông lãnh
hội thấu triệt, vận dụng thành công.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/8/2015
Nguyên tác Trung văn
TƯỞNG GIỚI THẠCH DANH
TỰ TRUNG ĐÍCH NHO HỌC TƯ TƯỞNG
蒋介石名字中的儒学思想
Trong
quyển
TRUNG
QUỐC NHÂN DANH ĐÍCH CỐ SỰ
中国人名的故事
Tác giả: Trương Tráng Niên 张壮年
Trương Dĩnh Chấn 张颖震
Sơn
Đông hoạ báo xuất bản xã, tháng 9-2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật