Dịch thuật: Tam gia thi và "Mao thi"


TAM GIA THI VÀ “MAO THI”

          Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 đốt sách chôn học trò, điển tịch thời Tiên Tần đa phần bị tổn hại, Thi kinh 诗经  lại được bảo tồn hoàn chỉnh
Tao Tần nhi toàn giả, dĩ kì phúng tụng bất độc tại trúc bạch cố dã
遭秦而全者,以其讽诵不独在竹帛故也
     (Gặp phải ngọn lửa nhà Tần mà giữ được nguyên vẹn, ấy là do bởi những lời phúng tụng của nó không phải chỉ được viết riêng trên thẻ tre và lụa)
Đầu thời Hán, Thi kinh được chỉnh lí thành sách, do bởi dùng văn tự đương thời là Lệ thư , cho nên được gọi là “kim văn” 今文. Thi kinh kim văn nhân vì người truyền thụ và thời gian truyền thụ khác nhau, lại thêm do truyền khẩu, kí ức sai lệch hoặc khẩu âm không rõ, nên có nhiều truyền bản. Bản mà được lưu truyền rộng rãi chủ yếu có Tam gia thi 三家诗 đó là Lỗ Thi 鲁诗, Tề Thi 齐诗, Hàn Thi 韩诗, gọi chung là “Kim văn tam gia” 今文三家. Sau thời Tây Hán, lần lượt xuất hiện một bộ phận sách vở dùng thể triện thư thời Chiến quốc để viết, sử gọi là “cổ văn kinh” 古文经, trong đó cổ văn “Thi” chỉ có “Mao Thi” 毛诗. “Tam gia thi” và “Mao Thi” không chỉ chữ viết khác nhau, mà cả câu văn, huấn hỗ và cách giải thích nội dung cũng khác nhau, hình thành nên sự đối lập.
          Lỗ Thi 鲁诗  là “Thi kinh” xuất hiện sớm nhất đầu thời Tây Hán, nhân vì do Thân Bồi 申培 nước Lỗ truyền lại nên có tên như thế. Lỗ Thi vào thời Tây Hán có ảnh hưởng rất lớn, trong số đệ tử của Thân Bồi và đệ tử tái truyền, nhiều người đảm nhiệm chức vụ trọng yếu của triều đình và của địa phương, mấy vị Hoàng đế cũng học Lỗ Thi . Khổng An Quốc 孔安国 học “Thi” ở Thân Bồi, Tư Mã Thiên 司马迁 học ở Khổng An Quốc. Các sách như Sử kí 史记, Thuyết uyển 说苑, Bạch Hổ thông 白虎通, Nhĩ nhã 尔雅 đều chọn dùng Lỗ Thi. Thời Tây Tấn, Lỗ Thi bị thất truyền, hiện chỉ có thạch kinh tàn bi lưu lại không tới 200 chữ. Trong Hán thư – Nghệ văn chí 汉书 - 艺文志 đã bình như sau: Tam gia thi
          Hàm thủ “Xuân Thu”, thái tạp chúng thuyết, hàm phi kì bản nghĩa, dữ bất đắc dĩ, Lỗ tối vi cận chi.
咸取春秋”, 采杂众说, 咸非其本义, 与不得已, 鲁最为近之
          (Đều lấy từ “Xuân Thu”, thu thập các thuyết, nên đều không phải nghĩa gốc của “Thi”, là bất đắc dĩ, chỉ có Lỗ thi là gần với với “Thi” nhất)
Tề Thi 齐诗  do Viên Cố 辕固 nước Tề truyền lại nên có tên như thế. Viên Cố từng được lập làm Bác sĩ thời Cảnh Đế, các đệ tử của ông đem Tề Thi kết hợp với thuyết Ngũ hành âm dương, rất hưng thịnh vào hậu kì thời Tây Hán. Đến thời Đông Hán càng thịnh hành, ngay cả Đổng Trọng Thư 董仲书 cũng học Tề Thi. Nguyên bản của tam gia thi là sản vật theo thời nên đã thiếu đi phẩm cách độc lập về học thuật. Tề Thi càng đem Thi kinh biến thành loại sách bói toán âm dương, nó là sách suy vong sớm nhất trong Tam gia thi, cuối thời Đông Hán đã thất truyền.
Hàn Thi 韩诗  do Hàn Anh 韩婴 nước Yên truyền lại nên có tên như thế, chủ yếu lưu truyền ở 2 nơi là Yên và Triệu. Hàn Anh vốn từng được lập làm Bác sĩ thời Văn Đế, thời Cảnh Đế nhậm chức Thái phó. Hán thư – Nghệ văn chí 汉书 - 艺文志  tổng kết rằng:
Suy thi nhân chi ý, nhi vi nội ngoại truyện sổ vạn ngôn, kì ngữ phả dữ Tề, Lỗ gian thù, kì quy nhất dã (2).
推诗人之意,内外传数万言, 其语颇与齐, 鲁间殊, 其归一也.
          ((Hàn Anh) suy ý chỉ của “Thi”, viết ra “nội truyện” “ngoại truyện” được mấy vạn lời, ngôn ngữ trong sách hơi khác với vùng Tề Lỗ, nhưng ý chỉ thì nhất trí với nhau)
          Câu này nói rõ tam gia thi đại đồng tiểu dị. Hàn Thi có thời gian lưu truyền rất dài. Khoảng thời Tuỳ, Đường còn có người trứ thuật chương cú của nó, nhưng đến thời Bắc Tống thì bị thất truyền. Hàn Thi ngoại truyện 韩诗外传 hiện đang lưu hành không phải là nguyên tác của Hàn Anh, mà đó là tác phẩm trải qua sự tu bổ của các học giả thời Tuỳ Đường. Hàn Thi ngoại truyện không phải sự giải thích và huấn hỗ đối với Thi kinh, mà chỉ là trước tiên giảng về một câu chuyện, đưa ra một nghị luận, sau đó mới dẫn “Thi” để đối chứng, có mối quan hệ kế thừa con đường đi của Tuân Tử 荀子.
          Mao Thi 毛诗 do Mao Hanh 毛亨 và Mao Trường 毛苌 truyền lại, gọi là Đại Mao Công 大毛公, Tiểu Mao Công 小毛公. Mao Công theo học với Tuân Tử 荀子, đầu thời Tây Hán mở trường nhận học trò, Thi cố huấn truyện 诗故训传 truyền cho Mao Trường 毛苌 người nước Triệu (cháu gọi Mao Hanh bằng chú hoặc bác). Hà Gian Hiến Vương 河间献王 (1) bổ nhiệm Mao Trường chức Bác sĩ, đồng thời đem quyển “Thi” mà Mao Hanh truyền lại dâng lên cho triều đình, nhưng không được lập làm học quan, mà chỉ lưu truyền trong dân gian một thời gian dài, bảo trì được tính thuần tuý học thuật. Thi cố huấn truyện 诗故训传 là bản chú thích Thi kinh hoàn chỉnh sớm nhất hiện còn, sách được hoàn thành vào khoảng thời Tần Hán, cách nay 2000 năm, thời gian đó cách Thi kinh không xa lắm, chú thích từ ngữ đa phần hợp với cổ văn, nếu như không có bản chú thích  này, người đời sau sẽ không hiểu Thi kinh. Cuối thời Đông Hán, Mao Thi 毛诗 mới chính thức được lập học quan, dần hưng thịnh lên, cuối cùng hoàn toàn thay thế Tam gia thi, một mình lưu hành trên đời, điều này có mối quan hệ rất lớn đối với việc sách chú trọng khảo cứ huấn hỗ, không chạy theo nhu cầu chính trị nhất thời. Nơi mà năm đó Mao Trường truyền “Thi” đến nay vẫn còn các di tích như  thư viện Mao Công, mộ Mao Công, thôn kinh Thi, quán Quân tử v.v… Năm 2002, học hội Thi kinh Trung Quốc cùng với chính quyền nhân dân thành phố Hà Gian 河间 đã tổ chức hội nghị khảo sát và nghiên cứu nơi phát tích Mao Thi, từ những những tư liệu sử sách, địa phương chí, di tích địa phương, truyền thuyết dân tục cùng với gia phả hậu duệ họ Mao hỗ tương kiểm chứng, những di tích này là đáng tin cậy, đến nay hậu duệ họ Mao ở các nơi hàng năm vẫn trở về tế tự.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- HÀ GIAN HIẾN VƯƠNG河间献王: tức Lưu Đức 刘德 không rõ năm sinh, mất năm 129 trước công nguyên (có thuyết cho là năm 130 trước công nguyên), tông thất triều Hán. Ông là con thứ 3 của Hán Cảnh Đế 汉景帝, con thứ 2 của Lật Cơ 栗姬. Tháng 3 năm 155 trước công nguyên, ông được thụ phong làm Hà Gian Vương 河间王 (nay là vùng đất thuộc huyện Hà Gian 河间, tỉnh Hà Bắc 河北), quốc đô là Lạc Thành 乐成 (nay thuộc huyện Hiến ). Lưu Đức hiếu cổ, “muốn tìm các sách hay trong thiên hạ”, tôn sùng Nho thuật, lập Bác sĩ “Mao Thi” 毛诗 và  “Tả truyện” 左传, cho mời Mao Trường giữ chức Bác sĩ.
          Khi ông mất có tên thuỵ là “Hiến” .
          Nguồn http://baike.baidu.com/view/4452567.htm 
                http://baike.baidu.com/view/874836.htm
câu trên trong Sử kí – Nho lâm truyện 史记 - 儒林传 . Nguyên văn như sau:
          Hàn sinh suy “Thi” chi ý, nhi vi “Nội, Ngoại truyện” sổ vạn ngôn, kì ngữ phả dữ Tề Lỗ gian thù, nhiên kì quy nhất dã.
          韩生推之意, 而为, 外传数万言, 语颇与齐鲁间殊, 然其归一也.
                                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                                      Quy Nhơn 13/3/2013

Nguyên tác Trung văn
TAM GIA THI DỮ “MAO THI”
三家诗与毛诗
Trong
“THI”  HỌC NHẬP MÔN TRI THỨC
Previous Post Next Post