Dịch thuật: Lai lịch địa danh "Thiên Hà" ở Quảng Châu


LAI LỊCH ĐỊA DANH “THIÊN HÀ”
Ở QUẢNG CHÂU

          Ngày xưa, nơi thành Quảng Châu 广州 có một gia đình rất nghèo chỉ có hai mẹ con sống với nhau. Một ngày nọ, bà mẹ già thèm ăn canh đu đủ, người con hiếu thuận vội bổ quả đu đủ để nấu, trong lúc sơ ý đã để hạt đu đủ rơi vãi trên mặt đất. Ngọc Hoàng Đại Đế nhìn thấy tưởng là gạo nên đã trừng phạt hành vi lãng phí đó. Ngọc Đế cho sấm đánh chết người con, đồng thời ban cho một trận dịch bệnh. Về sau, Điện Mẫu 电母phát hiện ra những hạt trên mặt đất không phải là hạt gạo mà là hạt đu đủ nên vội vàng cứu sống người con, nhưng bệnh dịch thì đã lan truyền nhanh chóng, Điện Mẫu ngay lập tức lấy dải lụa trên người ném xuống mặt đất, dải lụa biến thành một dòng sông, chỉ cần uống nước dòng sông này sẽ khỏi bệnh. Mọi người gọi dòng sông đó là “Thiên Hà” 天河.
          Và tên đó diễn biến thành địa danh như hiện nay.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 21/12/2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
“THIÊN HÀ” ĐÍCH LAI LỊCH
天河的来历
Trong quyển
HUỀ TRÌNH TẨU TRUNG QUỐC
PHÚC KIẾN – QUẢNG ĐÔNG – HẢI NAM
携程走中国
福建 - 广东 - 海南
Chủ biên: Huề trình lữ hành phục vụ công ti
Thượng Hải Tam Liên thư điếm, 2001.
Previous Post Next Post