Dịch thuật: Thịt chó và cá

THỊT CHÓ VÀ CÁ

          Có một lần Tô Đông Pha 苏东坡 đến thăm hoà thượng Phật Ấn 佛印 ở chùa Kim Sơn 金山, khi bước vào thiền phòng, Tô Đông Pha ngửi thấy có mùi rượu thịt. Hoá ra Phật Ấn không phải giữ giới luật. Hôm đó, Phật Ấn sau khi làm thịt  chó đã lặng lẽ vào thiền phòng ăn. Đang lúc ăn ngon, nghe có tiếng Tô Đông Pha, Phật Ấn vội vàng đem rượu thịt giấu đi.
          Tô Đông Pha đã nhìn thấy từ sớm nhưng giả vờ không biết, hỏi Phật Ấn rằng:
           Hôm nay tôi làm một bài thơ, có 2 chữ nghĩ không ra nên đến nhờ đại sư chỉ cho. Một chữ là là chữ , chữ kia là chữ .
          Phật Ấn cười lớn và nói rằng:
          Ông thật là biết đùa, tiểu tăng cho rằng có chữ nào là khó đâu. Chữ là chữ “khuyển” con chó, cách viết là “nhất nhân nhất điểm” 一人一点; còn chữ là chữ “phệ”có nghĩa là sủa, cách viết là bên cạnh chữ “khuyển”  thêm chữ “khẩu” .
          Tô Đông Pha nghe xong cười phá lên, nói rằng:
          Nếu đã như thế, mau đem rượu và thịt chó ra! “Nhất nhân nhất điểm”, thêm tôi một “khẩu” nữa.
          Hai người nhìn nhau cùng cười.

          Có một lần, Tô Đông Pha ăn cơm trong thư phòng, trên bàn bày một dĩa cá thơm phức. Đương giơ đũa gắp bỗng Phật Ấn đến, Tô Đông Pha vội vàng giấu dĩa cá trên giá sách.
          Nhất cử nhất động của Tô Đông Pha, Phật Ấn ngoài cửa thấy cả, nhưng cũng giả vờ không biết. Sau khi bước vào, Phật Ấn làm ra vẻ nghiêm trang hỏi Tô Đông Pha:
          Tôi đến nhờ ông chỉ cho một chữ mà tôi không biết cách viết như thế nào, đó là chữ .
          Tô Đông Pha cười nói rằng;
          Chữ này phần trên là bộ “thảo” , ở dưới phía bên trái là chữ “ngư” , bên phải là chữ “hoà” .
          Phật Ấn giả vờ hỏi tiếp:
          Thế chữ “ngư” để bên phải, chữ “hoà”  để bên trái, được không?
          Tô Đông Pha nói rằng:
          Như vậy cũng được.
          Phật Ấn lại hỏi:
          Chữ “ngư” để ở trên được không?
          Tô Đông Pha vội vàng giải thích:
          Làm gì có cách viết như thế? Đương nhiên là không được!
          Phật Ấn cười to và nói rằng:
          “Ngư” để ở trên không được, thế thì mau lấy xuống cùng ăn nào!
          Tô Đông Pha bấy giờ mới hiểu ra.

          Chữ “phệ” và chữ “tô” (1) đều thuộc chữ hội ý, có kết cấu khác nhau.

CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1)- Chữ “tô” có 2 dạng viết:
-  Dạng phồn thể là
-  Dạng giản thể là

                                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                                       Quy Nhơn, 29 / 6 / 2012

Dịch từ nguyên tác Trung văn
CẨU NHỤC DỮ TIÊN NGƯ
狗肉与鲜鱼
Trong quyển
HÁN TỰ ĐÍCH CỐ SỰ
汉字的故事
Tác giả: Úc Nãi Nghiêu 郁乃尧
Quang Minh nhật báo xuất bản xã, 2005
Previous Post Next Post