Dịch thuật: Hình danh pháp luật (kì 1)

HÌNH DANH PHÁP LUẬT
(kì 1)

Kình
          Kình, thích kí hiệu hoặc văn tự lên mặt, sau đó bôi mực, cũng gọi là “mạc hình”. Trong Sử kí – Tôn Tử Ngô Khởi liệt truyện 史记 - 孙子吴起列传 có ghi:
          (Bàng Quyên) dĩ pháp hình đoạn kì lưỡng túc nhi kình chi, dục ẩn hốt kiến.
          (庞涓) 以法刑断其两足而黥之, 欲隐忽见.
          (Bàng Quyên) dùng pháp hình chặt hai chân (Tôn Tẫn) rồi thích chữ lên mặt, muốn không để cho ai thấy)
Thích phối 刺配
         Thích phối刺配 thoát thai từ kình hình thời thượng cổ, chính là thích chữ lên mặt phạm nhân, đồng thời phát vãng đến vùng xa sung quân. “Thích” tương đương với mặc hình; “phối” chỉ phát vãng đến vùng xa sung quân. Trong Lâm giáo đầu phong tuyết sơn thần miếu 林教头风雪山神庙 có ghi:
          Thụ liễu nhất trường quan tư, thích phối đáo giá lí.
          受了一场官司, 刺配到这里
          (Bị kiện tụng, thích phối đến nơi đó)
Sung quân 充军
          Một loại lưu hình thời cổ phong kiến, đem tội phạm giải đến vùng biên viễn làm lính hoặc làm lao dịch.
Lăng trì 凌迟
          Là loại tử hình tàn khốc nhất thời cổ. Trước tiên đem chi thể của phạm nhân lóc từng chút một cho đến khi không còn da trọn vẹn, rồi cắt bỏ sinh thực khí, với nữ phạm thì huỷ hoại sinh thực khí, sau đó khoét lấy ngũ tạng lục phủ, cuối cùng cắt thịt từng chút một, cũng gọi là “quả hình” 剐刑. Thời Ngũ Đại bắt đầu thiết lập, đời Tống chính thức liệt vào hình pháp, hai thời Minh Thanh dùng theo.
Xa liệt 车裂
          Đem đầu cùng tứ chi lần lượt buộc vào 5 xe ngựa, đồng thời cho xe chạy 5 hướng khác nhau, thân thể tội phạm bị xé ra, tục gọi là “ngũ mã phân thi” 五马分尸.
Bào lạc 炮烙
          Đem trụ đồng đặt lên than đang cháy đỏ, bắt tội phạm đi trên đó. Nếu người đứng không vững sẽ té xuống bị lửa thiêu cháy. Tương truyền là loại khốc hình mà Trụ Vương 纣王 đời Thương dùng.
Si hình 笞刑
          Là loại hình phạt dùng roi hoặc bản tre đánh vào mông, đùi lưng. Triều Tuỳ định si hình là một trong ngũ hính, dùng cho đến đời Thanh.
Khí thị 弃市
          Thời cổ thường tử hình giữa chợ, đồng thời đem thi thể phơi ra nơi đầu phố. Các đời Tần, Hán, Nguỵ, Tấn loại hình phạt này cực lưu hành. Sau đời Tuỳ Đường, tuy không đem nó liệt vào một loại hình phạt, nhưng chấp hành tử hình đều thường dùng “khí thị”.
Tỉ biên 徙边
          Một loại lưu hình thời cổ, lưu phóng người bị tội đến vùng biên viễn. Trong Hán thư – Trần Thang truyện 汉书 - 陈汤传 có ghi:
          Thang tiền hữu thảo Chất Chi thiền vu công, kì miễn Thang vi thứ nhân, tỉ biên.
          汤前有讨郅支单于功, 其免汤为庶人, 徙边.
          (Trước đây Trần Thang có công thảo phạt Chất Chi thiền vu, nên được miễn, cho làm thứ nhân đưa đến vùng xa)
Trảm
          Một phương thức chấp hành tử hình. Tức chém đầu, bắt đầu thấy từ đời Chu. Trong Thích danh – Thích biểu chế 释名 - 释表制 có ghi:
          Chước thủ viết trảm, chước yêu viết yêu trảm.
          斫首曰斩, 斫腰曰腰斩
          (Chém đầu gọi là trảm, chém ngang lưng gọi là yêu trảm)
          Pháp định các đời tử hình đều trảm. Trong lịch sử ngoại quốc cũng từng dùng phương thức trảm để chấp hành tử hình.
Vẫn
          Chặt, cắt đứt. Trong Hàn Phi Tử 韩非子 có câu:
          Trừu đao nhi vẫn kì cước
          抽刀而刎其脚
          (Rút đao mà chặt chân ông ta)
          Trong Liêm Pha Lận Tương Như liệt truyện 廉颇蔺相如列传:
          Tốt tương dữ hoan, vi vẫn cảnh chi giao
          卒相与欢为刎颈之交
          (Cuối cùng vui với nhau, kết làm bạn mà dao cắt cổ cũng không rời)
Chỉ bạn bè thề cùng sinh tử có nhau.
“Vẫn” cũng chỉ cắt cổ. Trong Kinh Kha thích Tần Vương 荆轲刺秦王 có câu:
          Phàn Ô Kì thiên đản ách uyển nhi tiến viết: ‘Thử thần nhật dạ thiết xỉ phụ tâm dã, nãi kim đắc văn giáo!’ toại tự vẫn.
          樊於期偏袒扼腕而进曰: ‘此臣日夜切齿拊心也, 乃今得闻教!’ 遂自刎.
          (Phàn Ô Kì (1) xắn tay áo nắm lấy cổ tay tiến lên nói rằng: Điều đó thần ngày đêm nghiến răng vỗ ngực, nay được nghe dạy bảo!’ bèn tự cắt cổ)
          Trong Hạng Vũ bản kỉ 项羽本纪:
          Hạng Vũ nãi tự vẫn nhi tử
          项羽乃自刎而死
          (Hạng Vũ bèn tự cắt cổ mà chết)
Giảo
          Một phương thức chấp hành tử hình, đem người bị phán tội xiết cổ cho chết hoặc thắt cổ trên giá. Thời Chu ở Trung Quốc đã có. Trong Tả truyện – Ai Công nhị niên 左传 - 哀公二年 có ghi:
          Nhược kì hữu tội, giảo ải dĩ lục.
          若其有罪, 绞缢以戮
          (Nếu có tội, thì cho thắt cổ để chết)
          Về sau, trừ đời Nguyên có “trảm” không có “giảo”, kì dư các đời đều có dùng theo.
Chi giải 支解
          Cũng viết là “枝解”. Khốc hình thời cổ cắt rời tứ chi. “” thông với “”. Trong Hàn Phi Tử - Hoà thị 韩非子 - 和氏 có ghi:
          Nhị tử (Thương Ưởng, Ngô Khởi) chi ngôn dã đáng hĩ, nhiên nhi chi giải Ngô Khởi nhi liệt xa Thương Quân giả hà dã?
          二子商鞅吴起之言也当矣然而支解吴起而车裂商君何也
          (Lời của hai người (Thương Ưởng, Ngô Khởi) thích đáng, nhưng Ngô Khởi bị “chi giải”, Thương Quân bị “Xa liệt”, tại sao vậy?)
Phanh
          Khốc hình thời cổ dùng đỉnh vạc nấu chết người. Trong Quốc sách – Tề sách nhất 国策 - 齐策一 có ghi:
          Thần thỉnh tam ngôn nhi dĩ hĩ; ích nhất ngôn, thần thỉnh phanh.
          臣请三言而已矣, 益一言, 臣请烹
          (Thần xin nói ba lời thôi; nếu thêm một lời nữa thần xin được “phanh”)
Trượng
          Hình phạt trượng, dùng gậy đánh. Trong Xúc Thức 促识 có ghi:
          Tuần dư, trượng đáo bách, lưỡng cổ gian nùng huyết lưu li
          旬余, 杖到百, 两股间脓血流离
          (Hơn một tuần, bị đánh cả trăm gậy, chỗ hai bắp đùi mủ và máu rỉ ra)
                                                                    (còn tiếp)
Chú của người dịch
1- Về âm đọc tên nhân vật樊於期:
A- Với chữ , trong Khang Hi tự điển có 2 âm như sau:
          - Âm Bắc Kinh là  
             Đường vận 唐韻  phiên thiết là AI ĐÔ 哀都 (ô).
             Tập vận 集韻, Vận hội 韻會, Chính vận 正韻 phiên thiết là UÔNG HỒ 汪胡.
          Đều có âm là
          - Âm Bắc Kinh là .
          Quảng vận 廣韻 phiên thiết là ƯƠNG CƯ 央居 (ư)
Tập vận 集韻, Vận hội 韻會, Chính vận 正韻 phiên thiết là Y HƯ 衣虛 (ư).
Đều có âm là .
(trang 430, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003)
Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có 2 âm: ƯÔ
B- Với chữ , trong Khang Hi tự điển cũng có 2 âm:
          - Âm Bắc Kinh là  
           Đường vận 唐韻 , Tập vận 集韻, Vận hội 韻會  đều phiên thiết là CỪ CHI 渠之 (kì)
          - Âm Bắc Kinh là
          Tập vận 集韻  phiên thiết là CƯ CHI 居之 (ki)
(trang 454, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003)
Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có 2 âm: KỲKY
Theo http://baike.baidu.com/view/671559.htm, tên của nhân vật viết theo dạng phồn thể là樊於期 với âm Bắc Kinh chú bên cạnh là fán wū jī, âm Hán Việt là Phàn Ô Ki.
Theo http://www.zwbk.org/MylemmaShow.aspx, tên của nhân vật lại chú âm Bắc Kinh là fán wū , âm Hán Việt là Phàn Ô Kì.
Trong Sử Kí bản dịch của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê phiên âm là Phàn Ô Kì, bản của Phan Ngọc, bản dịch của Phạm Văn Ánh phiên âm là Phàn Ư Kỳ.  
Tôi theo bản dịch của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê phiên là Phàn Ô Kì.

                                                                Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 20/5/2020

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
                  Đào Tịch Giai 陶夕佳
                  Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008
Previous Post Next Post