Dịch thuật: Những cách xưng hô kì lạ của triều Đại Tống (kì 3)

NHỮNG CÁCH XƯNG HÔ KÌ LẠ CỦA TRIỀU ĐẠI TỐNG
Kì 3
TỰ XƯNG NÊN KHIÊM TỐN, TÔN XƯNG PHẢI LỄ PHÉP

          Ngoài sinh hoạt gia đình ra, người Tống cũng cần phải giao thiệp – quan trường có giao thiệp, văn nhân có giao thiệp, giữa bách tính bình dân cũng có giao thiệp. Người không quen lắm, lại không có quan hệ huyết thống, quan hệ thân thuộc khi gặp nhau, cần phải xưng hô như thế nào đây? Trước tiên bạn nên ghi nhớ một nguyên tắc: vì thể diện của nhân sĩ Đại Tống, khi xưng hô bản thân phải khiêm tốn, thậm chí hạ thấp xuống, xưng hô người khác nhất định phải có lễ phép.
          Cả một triều Đại Tống, cũng có thể nói là cả một thời đại hoàng quyền, duy nhất chỉ có một người không dùng khiêm ti đó là hoàng đế. Hoàng đế Đại Tống, mọi người xưng là “quan gia” 官家, nhưng đó là lúc bình thường. Còn cho dù là ngày ngày lên triều, mọi người gặp hoàng đế đều phải tôn xưng là “bệ hạ” 陛下. Trên thực tế, bệ hạ là chỉ phía dưới chỗ tam cấp trước ngự toạ của hoàng đế trong đại điện triều đường. Nhìn chung luôn có thị vệ đứng nơi đó, đợi giữa hoàng đế và đại thần truyền gì đó mà chuyển lời. Chức vị của người đó chính là bệ hạ. Các đại thần hô “bệ hạ”, kì thực ý nghĩa chính là không dám trực tiếp nói với thiên tử thánh thần tôn quý, mà là để cho người ở dưới bệ chuyển lời đến “hoàng quân” 皇君. Còn như hoàng đế, tại trường hợp như vậy nhất định sẽ có chút mất tự nhiên, không thể buộc miệng nói “ngã” , “ngô” , mà phải xưng là “trẫm” . Từ này vào triều Tần đã dành cho hoàng đế chuyên dùng, thể hiện rõ thân phận của đế vương thiên tử khác với mọi người.
          Trừ hoàng đế ra, người bình thường tự xưng đều tương đối khiêm tốn. Bất luận là hoàng tử, thân vương hoặc văn võ bách quan, trước mặt thiên tử đều phải tự xưng là “thần” ; nếu là nữ như hậu phi, hoàng nữ, thái tử phi, mệnh phụ, tự tự xưng là “thiếp” , hoặc “thần thiếp” 臣妾.
          Giữa những người bình thường, bất luận là quan hay dân, khi tự xưng đều có thể dùng “ngã” , “ngô” , mà hoàng đế lúc bình thường cũng có thể dùng như vậy. Nếu muốn biểu thị khiêm ti, điển phạm văn nghệ một chút có thể dùng “bỉ nhân” 鄙人, phố chợ hoá thì có “tiểu khả” 小可, “tiểu để” 小底, “tai hạ” 在下... Tự xưng của nữ giới thường là “nô” , “nô gia” 奴家. Nếu tuổi tác lớn, có một chút thân phận thì tự xưng là “lão thân” 老身. Tương đối có ý nghĩa là: nam giới lớn tuổi tự xưng “lão hủ” 老朽, “tiểu lão nhi” 小老儿, chẳng qua “lão nhi” lại là cách dùng khi nhắc tới phụ thân của mình lúc nói với người khác, có chút giống với người hiện đại khi xưng phụ thân của mình là “lão đầu” 老头. Ngoài ra, người già của triều Tống còn có thể tự xưng là “liệt trượng” 劣丈, danh tướng Khấu Chuẩn 寇准 thời Bắc Tống từng xung hô bản thân mình như thế.
          “Trượng” khi xưng hô người khác là tôn xưng, cũng như “công” , “quân” đều có thể thêm chữ “......” ở trước, ví dụ “Trương công” 张公, “Lí quân” 李君. Nhưng “trượng” còn có thể sau tính thị thêm thứ bậc trong gia đình, như Phạm Trọng Yêm 范仲淹 là thứ 6, gọi là “Phạm lục trượng” 范六丈. Hoặc giả sau biệt hiệu thêm thứ bậc trong gia đình, như Tô Thức 苏轼 hiệu Đông Pha Cư Sĩ 东坡居士hàng thứ 2, có thể gọi là “Đông Pha nhị trượng” 东坡二丈.
          Tôn xưng người khác, ngoài dùng “trượng”, “công”, “quân” ra, còn có thể xưng tự, hiệu, quê quán, nhưng không thể trực tiếp gọi tên của họ, đó là không lễ phép. Đương nhiên, nhìn chung chỉ xưng đối phương là “ông”, “anh” cũng có thể, nhưng ý nghĩa chính là nói bạn không cảm thấy đối phương có tài gì, chẳng cần phải tôn trọng. Còn như trong Thuỷ hử truyện 水浒传, khi mắng “toát điểu” 撮鸟, “trực nương tặc” 直娘贼 thì hoàn toàn bạn không cần phải hiểu –  ta không cần phải qua lại với hạng người không có tố chất đó.
         Ngoài ra, nguyên tắc xưng hô người nhà của mình với người nhà của người khác cũng như vậy. Người nhà của mình thì có “tiện nội” 贱内 (thê tử), người nhà của người ta thì có “tôn khổn” 尊阃 (thê tử của người khác); người nhà của mình có “khuyển tử” 犬子 (con), người nhà người ta thì có “lệnh lang” 令郎 (con của người khác); chỉ có khi nhắc đến cha mẹ của mình không phải quá khiêm ti, có thể nói “gia phụ” 家父, “gia nghiêm” 家严 (đều là phụ thân), còn đối với người khác thì là “tôn phủ” 尊府, “lệnh tôn” 令尊 (phụ thân của người khác) .....   (còn tiếp)

                                                                    Huỳnh Chương Hưng
                                                                    Quy Nhơn 23/3/2020

Nguồn
HOẠT TẠI ĐẠI TỐNG
活在大宋
Tác giả: Lưu Thự Cương 刘曙刚
Thành Đô: Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 2018
Previous Post Next Post