Dịch thuật: Mặt trời ở giữa cây - Bàn về chữ "đông"

MẶT TRỜI Ở GIỮA CÂY
BÀN VỀ CHỮ “ĐÔNG

          / (đông) là chữ do chữ (nhật) và chữ (mộc) tổ thành, mặt trời ở giữa cây, thuộc loại hội ý. Mặt trời ở giữa cây ý nói mặt trời chưa qua khỏi ngọn cây, vừa mới mọc ra, là cảnh tượng mặt trời mọc lên từ phía đông, do đó mà biểu thị phương đông. Thời cổ có truyền thuyết mặt trời mọc ra trên cây phù tang 扶桑. Phù tang là tên một loại cây, cây phù tang ở phía đông, cho nên tổ thành chữ(). Do tổ thành còn có chữ (cảo) và chữ (yểu). là mặt trời trên ngọn cây, là mặt trời ở dưới cây; là quang minh, là u ám, đều là chữ hội ý gồm . Cũng chính như trong Trịnh Tiều thông chí 郑樵通志 có nói:
          Nhật tại mộc trung viết đông, tại thượng viết cảo, tại hạ viết yểu, mộc nhược mộc dã, nhật sở thăng giáng. (1)
          日在木中曰东, 在上曰杲, 在下曰杳, 木若木也, 日所升降.
          (Mặt trời ở giữa cây là đông, ở trên cây là cảo, ở dưới cây là yểu, mộc là cây nhược mộc, nơi mặt trời mọc và lặn.)
          Đông là phương vị từ, phương vị từ từ nơi chiếu ngồi mà nói, có vấn đề về hướng. Trong lịch sử, hướng nam bắc là quân thần tịch 君臣席, hướng đông tây là tân chủ tịch 宾主席. Cũng có thể nói như thế này, trong thất tức gian nhà trong lấy hướng đông làm tôn quý, trong đường tức gian ngoài lấy hướng nam làm tôn quý. Mọi người đều biết, trong Hồng Môn yến, “Hạng Vương, Hạng Bá ngồi hướng đông (đông hướng toạ 东向坐), Á Phụ ngồi hướng nam (nam hướng toạ 南向坐), ..... Bái Công ngồi hướng bắc (bắc hướng toạ 北向坐); Trương Lương hầu hướng tây (tây hướng thị 西向侍).” Ở đây, Hạng Vương, Hạng Bá là vị thứ tối thượng, Phạm Tăng hướng nam là vị trí thứ 2, Lưu Bang hướng bắc là vị trí thứ 3, Trương Lương hướng tây là vị thứ cuối cùng. Từ vị thứ này có thể thấy rõ sự khác nhau về thế lực giữa Hán và Sở, cũng có thể thấy được Hạng Vương tự tôn tự đại không khiêm tốn chút nào về khí chất bá vương. Về vị thứ tôn ti trong chiếu ngồi còn có thể thấy trong Sử kí – Nguỵ Kì Vũ An Hầu liệt truyện 史记 - 魏其武安侯列传, Thừa tướng Điền Phần 田蚡:
          Triệu tân khách đến uống rượu, để anh mình là Cái hầu 盖侯 ngồi hướng nam, mình ngồi hướng đông.
          Điền Phần cho rằng mình là Thừa tướng, khi tiếp đãi tân khách không thể hạ thấp vị thứ tôn quý của Thừa tướng, nên tự mình ngồi hướng đông (tự toạ đông hướng 自坐东向). (*) Những điều này đều hợp với cách nói trong Nhật tri lục 日知录:
Cổ nhân chi toạ, đông hướng vi tôn.
古人之坐, 东向为尊.
(Cách ngồi của người xưa, lấy hướng đông làm tôn quý)
          Nhưng La Đại Kinh 罗大经 đời Tống trong Hạc lâm ngọc lộ 鹤林玉露lại nói rằng:
          Phàm tân chủ chi tịch, chủ (hướng) đông nhi tân (hướng) tây, diệc sở dĩ tôn tân dã, phi vị đông tôn vu tây, nhi sử tân thứ chủ dã. (2)
          凡宾主之席, () 东而宾 () 西, 亦所以尊宾也, 非谓东尊于西, 而使宾次主也.
          (Phàm trong bữa tiệc có chủ khách, chủ ở hướng đông còn khách ở hướng tây, cũng là tôn quý khách, không phải nói hướng đông tôn quý hơn hướng tây mà khiến khách ở vị thứ sau chủ.)
          Hơn nữa, Thái Tổ miếu của đế vương cũng là toạ tây hướng về đông. Tổ miếu có 7: Thái Tổ miếu toạ tây hướng về đông (toạ tây diện đông 坐西面东), Chiêu miếu (Thế Tổ đời thứ 2, thứ 4) toạ bắc hướng về nam (toạ bắc diện nam坐北面南), Mục miếu (Thế Tổ đời thứ 3, thứ 5, thứ 7) toạ nam hướng về bắc (toạ nam diện bắc 坐南面北). Thái Tổ miếu hướng về đông, nhìn từ Tổ miếu, thì ở vị trí hướng về hướng đông hiển nhiên là vị trí tôn quý nhất.
          Về từ “Sơn Đông” 山东 có 3 thuyết:
          - Phía đông của Hào sơn 崤山, Hoá sơn 华山.
          - Phía đông của Thái Hàng sơn 太行山.
          - Phía đông của Thái sơn 泰山.
1- Sơn Đông nói ở đây, vào thời Chiến Quốc thời Tần Hán là phía đông của Hào sơn, Hoá sơn, hàm nghĩa tương đồng với quan đông đương thời. Như Giả Nghị 贾谊 trong Quá Tần luận 过秦论 có nói:
Sơn Đông hào kiệt tịnh khởi nhi vong Tần tộc hĩ.
山东豪杰并起而亡秦族矣.
(Hào kiệt vùng Sơn Đông đều nổi dậy, diệt tộc nhà Tần)
          Sơn Đông ở đây phiếm chỉ 6 nước Sơn Đông. Cũng là tục ngữ thường nói Sơn Đông trong:
Sơn Đông xuất Tướng, Sơn Tây xuất Tướng.
山东出相, 山西出将
(Sơn Đông xuất Tể tướng, Sơn Tây xuất danh tướng)
2- Phía đông của Thái Hàng sơn, cũng gọi là Sơn Đông, đây là cách nói tương đối nhiều từ nước Tấn. Như trong Tấn thế gia – Văn Công tứ niên 晋世家 - 文公四年có câu:
Đông thập nhị nguyệt, Tấn binh tiên há Sơn Đông.
冬十二月, 晋兵先下山东
(Mùa đông tháng 12, quân Tấn trước tiên xuống vùng Sơn Đông)
Sơn Đông nói ở đây là phía đông Thái Hàng sơn.
3- Phía đông của Thái sơn, là nói Sơn Đông Tề Lỗ, điều này có liên quan đến sự phân chia khu vực hành chính. Đời Kim, tại vùng bán đảo Sơn Đông, thiết lập Sơn Đông đông lộ, Sơn Đông tây lộ, về sau dần hình thành khu vực hành chính cấp tỉnh. Nhưng theo Tiền Đại Hân 钱大昕 đời Thanh: vào thời Hán đã gọi Tề Lỗ là Sơn Đông rồi. Ông nêu dẫn chứng:
          Phục Sinh giáo Tề Lỗ chi gian, học sinh do thử phả năng ngôn Thượng thư. Sơn Đông đại sư vô bất thiệp Thượng thư dĩ giáo, tắc Tề Lỗ chi hiệu Sơn Đông phi vô nhân hĩ. (3)
          伏生教齐鲁之间, 学生由此颇能言尚书. 山东大师亡不涉尚书以教, 则齐鲁之号山东非无因矣.
          (Phục Sinh dạy học vùng Tề Lỗ, từ đó học sinh có thể bàn về sách “Thượng thư” . Đại sư vùng Sơn Đông không ai là không dùng “Thượng thư” để dạy, nên vùng Tề Lỗ gọi là Sơn Đông không phải là không có nguyên nhân.)
Sơn Đông ở đây tức Sơn Đông Tề Lỗ.
          Từ “Hà Đông” 河东 chỉ khu vực phía đông Hoàng hà 黄河, trong địa phận Sơn Tây 山西. Lương Thiệu Nhâm 梁绍壬 nói rất rõ:
          Hà Đông, Sơn Tây nhất địa dã. Đường kinh tây tại quan trung, nhi kì đông tắc hà, cố viết Hà Đông.
          河东, 山西一地也. 唐京西在关中, 而其东则河, 故曰河东.
          (Hà Đông, Sơn Tây là một. Kinh tây thời Đường tại quan trung, phía đông là Hoàng hà, cho nên gọi là Hà Đông.)
          Như Liễu Tông Nguyên 柳宗元 người Vĩnh Tế 永济 Sơn Tây 山西, cho nên Liễu Tông Nguyên cũng còn được gọi là Liễu Hà Đông 柳河东.
          Từ “Giang Đông” 江东 cũng thường dùng. Do bởi Trường giang 长江 đoạn từ Vu hồ 芜湖 đến Nam Kinh 南京chảy theo hướng nam bắc, cho nên gọi Giang Nam là Giang Đông. Trong chiến tranh Hán Sở, Hạng Vũ 项羽sau khi bại trận, nói rằng:
          Túng Giang Đông phụ lão lân nhi vượng ngã, ngã hà diện mục kiến chi.
          纵江东父老怜而王我, 我何面目见之.
(Cho dù phụ lão Giang Đông có thương ta để ta làm vương, thì ta cũng đâu còn mặt mũi nào mà gặp họ.)
          Hạng Vũ nói câu này lúc ở tại phía tây Trường giang, huyện Hoà An Huy 安徽. Cho nên nói Giang Đông tức Giang Nam.
          Còn như trong Xích Bích chi chiến 赤壁之战, Chư Cát Lượng 诸葛亮 nói với Tôn Quyền 孙权 rằng:
          Tướng quân khởi binh Giang Đông, Lưu Dự Châu thu chúng Hán Nam, dữ Tháo cộng tranh thiên hạ.
          将军起兵江东, 刘豫州收众汉南, 与操共争天下
          (Tướng quân khởi binh ở Giang Đông, Lưu Dự Châu thu phục chúng nhân tại Hán Nam, cùng với Tào Tháo tranh thiên hạ.)
Giang Đông ở đây chỉ cả vùng Đông Ngô ở Giang Nam.
Đối lập với Giang Đông còn có Giang Tây. Từ “Giang Tây”, trong Hạng Vũ bản kỉ 项羽本纪có ghi:
Giang Tây giai phản
江西皆反
(Cả vùng Giang Tây đều phản lại)
Giang Tây ở đây đại để chỉ vùng Giang Tô 江苏, An Huy安徽 phía tây Trường giang mà đã nói ở trên.
          / (đông) còn được giải thích là “chủ”. Trong Lễ kí – Khúc lễ 礼记 - 曲礼có ghi:
Chủ nhân tựu đông giai, khách tựu tây giai.
主人就东阶, 客就西阶
(Chủ nhân đến thềm phía đông, khách đến thềm phía tây)
Về sau nhân đó lấy / (đông) làm từ thay cho chủ nhân. Trong Tả truyện – Chúc Chi Vũ thoái Tần sư 左传  - 烛之武退秦师có ghi:
          Nhược xả Trịnh dĩ vi đông đạo chủ, hành lí chi vãng lai, cung kì phạp khốn, quân diệc vô sở hại.
          若舍郑以为东道主, 行李之往来, 共其乏困, 君亦无所害.
          (Nếu tha nước Trịnh, để họ làm chủ đường phía đông, thế thì khi sứ tiết nước Tần qua lại, chúng tôi có thể cung cấp những gì họ thiếu, còn ngài thì lại không có tổn thất gì.)
          “Đông đạo chủ” ở đây chính là chủ nhân.
          Chữ “đông” trong những từ như “cổ đông” 股东, “phòng đông” 房东, “tài đông” 财东, “đổ đông” 赌东, “hàng đông” 行东mà hiện nay thường nói đều mang ý nghĩa là chủ nhân. Như “tài đông” chính là tài chủ, “cổ đông” tức người có cổ phiếu công ti cổ phần, “đổ đông” tức chủ sòng bạc, “hàng đông” là chủ doanh nghiệp.

Chú của nguyên tác
1- Tài liệu trong Trịnh Tiều thông chí 郑樵通志, xem Cách trí kính nguyên 格致镜原  thượng, trang 11. Giang Tô Quảng Lăng cổ tịch khắc ấn xã.
2- Tống . La Đại Kinh 宋罗大经 Hạc lâm ngọc lộ 鹤林玉露, quyển 6 tập Địa , Thượng Hải thư điểm.
3- Tiền Đại Hân 钱大昕 Thập Giá Trai tân lục 十驾斋新录 quyển 11, “Sơn Đông” điều, trang 246, Thượng Hải thư điếm xuất bản.
         
Chú của người dịch
*- Về vị trí ngồi miêu tả trong Hồng Môn yến và trong Nguỵ Kì Vũ An Hầu liệt truyện, một số sách đã dịch như sau:
          - Trong Hồng Môn yến
          Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:
          ... Hạng vương và Hạng Bá ngồi quay mặt về phương đông, Á Phủ quay về phương nam ..... Bái Công quay về phương bắc, Trương Lương đứng túc trực ngoảnh mặt về phương tây....
          (Sử kí, trang 134, nxb Văn học, 2011)
          Theo bản dịch của Phan Ngọc:
          ... Hạng Vũ và Hạng Bá ngồi quay mặt về hướng đông. Á Phụ tức Phạm Tăng ngồi quay mặt về hướng nam, Bái Công ngồi quay mặt về hướng bắc. Trương Lương chầu quay mặt về hướng tây...
          (Sử kí, trang 80, nxb Văn hoá thông tin, 2003)
          Theo bản dịch của Trần Quang Đức thì có khác:
          ... Hạng vương, Hạng Bá ngồi hướng đông, Á Phụ ngồi hướng nam. ..... Bái Công ngồi hướng bắc, Trương Lương ngồi hầu hướng Tây...
          (tập 1, trang 193, nxb Văn học, 2017)
          - Trong Nguỵ Kì Vũ An Hầu liệt truyện
          Theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê:
          ... để anh là Cái hầu ngồi ngảnh mặt về hướng nam, còn mình ngảnh về hướng đông ...
          (Sử kí, trang 493, nxb Văn học, 2011)
          Theo bản dịch của Phan Ngọc:
          ... để người anh là Cái Hầu ngồi ngoảnh mặt về hướng nam còn mình ngồi ngoảnh mặt về hướng đông ...
          (Sử kí, trang 811, nxb Văn hoá thông tin, 2003)
          Theo bản dịch của Phạm Văn Ánh:
          ... để anh trai là Cái hầu ngồi quay về nam, còn mình ngồi quay về đông ...
(Sử kí, tập 2, trang 76, nxb Văn học, 2017)

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 01/3/2019

Nguyên tác Trung văn
NHẬT TẠI MỘC CHI TRUNG
ĐÀM “ĐÔNG
日在木之中
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post