Dịch thuật: Ngũ cốc phong đăng đại hữu niên

NGŨ CỐC PHONG ĐĂNG ĐẠI HỮU NIÊN
BÀN VỀ CHỮ “NIÊN”

          Chữ (niên) thời cổ gồm nửa phần trên là chữ (hoà), nửa phần dưới là một chữ giống chữ (thiên). là mùa màng,  là biến hình của chữ   (nhân), trùng điệp giống hình dạng một người vác lúa, biểu thị sự thu hoạch phong phú mỗi năm một lần. Lúa chín là nghĩa ban đầu của (niên). Do bởi mùa màng mỗi năm chín một lần,”niên” lại có thêm ý nghĩa thời lệnh như “nhất niên” 一年  “quá niên” 过年. Trong Nhĩ nhã 尔雅 có nói:
Hoà vi niên, ..... niên thủ hoà nhất thục (1)
禾为年, ..... 年取禾一熟
(Hoà là niên, ..... niên là thu hoạch khi lúa chín)
          Ở đây, cách nói cũng tương đồng với Thuyết văn说文:
Niên, cốc thục dã (2)
, 穀熟也
(Niên là lúa chín)
          Nhưng, chữ (niên) dạng viết chính khải đã không nhìn thấy chữ (hoà) và (nhân). Từ giáp cốt, kim văn cùng tiểu triện có thể thấy rõ kết cấu tự hình của . Ngoài đó ra, còn có thể từ trong những từ ngữ như “niên thành” 年成, “nhân thọ niên phong” 人寿年丰, “ngũ cốc phong đăng đại hữu niên” 五谷丰登大有年, xét kĩ có thể tìm ra mối quan hệ giữa (niên) và (hoà).
          Từ đồng nghĩa với “niên” còn có “tuế” “tự” “tải” . Trong Nhĩ nhã – Thích thiên 尔雅 - 释天 cho chúng ta biết:
Hạ viết tuế, Thương viết tự, Chu viết niên, Đường Ngu viết tải.
夏曰岁, 商曰祀, 周曰年, 唐虞曰载.
          (Nhà Hạ gọi “niên” là tuế, nhà Thương gọi là tự, nhà Chu gọi là niên, Đường Ngu gọi là tải)
Chính là nói vào thời nhà Hạ một năm gọi là “tuế”, thời nhà Thương một năm gọi là “tự”, thời nhà Chu một năm gọi là “niên”, thời Nghiêu Thuấn một năm gọi là “tải”.
Tại sao nhà Hạ lại gọi năm là “tuế”?. Trong Thuyết văn có nói:
Tuế, mộc tinh dã, dĩ kì tuế hành nhất thứ, cố viết tuế (3).
, 木星也, 以其岁行一次, 故曰岁
(Tuế là mộc tinh, một năm vận hành qua một thứ, cho nên gọi là tuế) (*)
          Trong Nhĩ nhã kim chú 尔雅今注 cũng cho chúng ta biết, chữ (tuế) vốn là “thạch liêm” 石镰  (liềm đá)  một loại công cụ thu hoạch, nghĩa gốc là thu hoạch mùa màng. Thời cổ lúa mỗi năm chín một lần, mỗi năm gặt một lần, dẫn đến nghĩa “niên” biểu thị thời lệnh (4).
          Tại sao nhà Thương lại gọi năm là “tự”? Người Thương mê tín quỷ thần, mùa khác nhau sẽ có những hoạt động tế tự khác nhau, các loại hoạt động tế tự kết thúc khớp với một năm, đây là lời mà Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达 dẫn từ trong Thượng thư – Nghiêu điển 尚书 - 尧典:
Tự, thủ tứ thời tế tự nhất cật dã (4).
, 取四时祭祀一讫也
(Tự là lấy ý hoạt động tế tự của bốn mùa kết thúc)
          Gọi là “nhất cật”, chính là hoạt động tế tự khi kết thúc vừa khớp một năm.
          Đường Ngu tại sao lại gọi năm là “tải”? Trong Thuyết văn chú 说文注 cho rằng (tải) là chữ giả tá của chữ (tài),là cây cỏ mới mọc ra. “Nhà Hạ nói “tải” cũng là nói sự bắt đầu và kết thúc của 4 mùa” (5). Cũng như Khổng Dĩnh Đạt đã sớ trong Nghiêu điển 尧典:
Tải, thủ vạn vật chung nhi canh thuỷ.
, 取万物终而更始
(Tải lấy ý là muôn vật kết thúc lại bắt đầu)
          Sự phân biệt thời đại về tuế, tự, niên, tải mà Nhĩ Nhã nói đến, đó là đại để mà nói. Đời Hạ dùng “tuế”, nhưng cũng dùng “tự”, đời Thương dùng “tự”, nhưng cũng dùng “niên”, đời Chu dùng “niên” nhưng cũng vừa dùng “tải” vừa dùng “tuế”. Về sau cũng có một số biến hoá phức tạp, ví dụ năm Thiên Bảo 天宝thứ 3 đời Đường Huyền Tông 唐玄宗 (năm 744) lại đổi “niên” sang “tải”; đến năm Càn Nguyên 乾元thứ nhất đời Đường Túc Tông 唐肃宗(năm 758) lại đổi “tải” sang “niên”. Đỗ Phủ 杜甫trong lời mở đầu tiểu tự bài ngũ ngôn luật thi “Vô tài nhật suy lão, trú mã vọng thiên môn” 无才日衰老, 驻马望千门đã viết rõ ràng là “Chí Đức nhị tải” 至德二载 (6), mà không viết là “Chí Đức nhị niên” 至德二年.  (còn tiếp)

Chú của nguyên tác
1- Phương Dĩ Trí toàn thư . Thông nhã 方以智全书 . 通雅  trang 463, Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã.
2- Thuyết văn giải tự chú 说文解字注 trang 326, Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã.
3- Từ Triêu Hoa 徐朝华Nhĩ nhã kim chú thích văn đệ bát 尔雅今注释文第八trang 201, Nam Khai đại học xuất bản xã.
4- Thượng thư . Nghiêu điển 尚书 . 尧典: “Cửu tải, tích dụng phất thành” 九载,绩用弗成  Khổng sớ. Tôn Viêm 孙炎viết: “..... tự, thủ tứ thời tế tự nhất cật dã. ....” .... 祀,取四时祭祀一讫也 ....
     Xem thêm Nhĩ nhã kim chú 尔雅今注释  trang 201, Nam Khai xuất bản xã.
5- Thuyết văn giải tự chú 说文解字注 trang 727, Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã.
6- Kim Tính Nghiêu 金性尧  Đường thi tam bách thủ kim chú 唐诗三百首今注 Ngũ ngôn luật thi:
          Chí Đức nhị tải, Phủ chí kinh Kim Quang môn xuất, gian đạo quy Phụng Tường. Càn Nguyên sơ tùng Tả thập di di Hoa Châu duyện, dữ thân hữu biệt, nhân xuất thử môn, hữu bi vãng sự.
          至德二载, 甫至京金光门出, 间道归凤翔. 乾元初从左拾遗移华州掾, 与亲友别, 因出此门, 有悲往事.
          (Năm Chí Đức thứ 2, Đỗ Phủ từ cổng Kim Quang ở kinh thành theo đường nhỏ đến Phụng Tường. Đầu niên hiệu Càn Nguyên, từ chức Tả thập di bị biếm đến Hoa Châu làm một chức quan nhỏ, cùng thân hữu từ biệt, nhân vì cũng từ cổng này ra đi nên cảm khái đau buồn chuyện cũ)
          Trang 177, Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã.

Chú của người dịch
* - Người xưa nhận thức được mộc tinh cứ 12 năm vận hành 1 chu thiên, quỹ đạo của nó cũng tương cận với hoàng đạo, nhân đó người ta chia chu thiên ra làm 12 phần, gọi là 12 thứ. Mộc tinh mỗi năm vận hành qua 1 thứ, tức lấy tinh thứ để ghi năm nên gọi là Tuế tinh.

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 27/6/2018

Nguyên tác Trung văn
NGŨ CỐC PHONG ĐĂNG ĐẠI HỮU NIÊN
ĐÀM “NIÊN”
五谷丰登大有年
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post