Dịch thuật: Về danh xưng "ỷ tử"

VỀ DANH XƯNG “Ỷ TỬ”

          Thời Hán, Hồ sàng 胡床 của dân tộc thiểu số phương bắc truyền vào trung nguyên, đã mang lại sự biến đổi to lớn trong tập quán sinh hoạt ở những khu vực rộng lớn của trung nguyên. Đến thời Nam Bắc triều, lại xuất hiện loại có tay vịn với 4 chân cao và thẳng. Nhưng lúc bấy giờ chưa có danh xưng “ỷ tử” 椅子 (ghế), mặc dù đã có hình thái và công năng của “ỷ tử”, mọi người vẫn quen gọi nó là “Hồ sàng”. Sau thời Đường, loại ỷ tử này dần nhiều lên, mới từ trong danh xưng sàng phân li ra, gọi thẳng nó là “ỷ tử”.
          Thời cổ ở Trung Quốc đã sớm có 2 chữ , nhưng đều không phải chỉ loại ỷ tử dùng để ngồi. Chữ , vốn là tên một loại cây, còn gọi là “sơn đồng tử” 山桐子, “thuỷ đông qua” 水冬瓜, chất gỗ có thể dùng làm gia cụ. Trong Thi – Dung phong – Định chi phương trung - 鄘风 - 定之方中 có câu:
Thụ chi trăn lật
Ỷ đồng tử tất
树之榛栗
椅桐紫漆
Trồng cây trăn cây lật
Cây ỷ,cây đồng, cây tử, cây tất.
          Trong Văn tuyển – Cao Đường phú 文选 - 高唐赋 cũng có ghi:
Song ỷ thuỳ phòng, củ chi hoàn hội
双椅垂房, 纠枝还会
(Cây ỷ mọc thành đôi rậm rạp, cành lá giao nhau)
Đều là miêu tả loại cây này.
          Chữ mang ý nghĩa là tựa, dựa, trong Trang tử - Đức sung phù 庄子 - 德充符 có câu:
Ỷ thụ nhi ngâm
倚树而吟
(Tựa cây mà ngâm)
          Lí Bạch 李白 thời Đường trong bài Phù Phong hào sĩ ca 扶风豪士歌 có viết:
Tác nhân bất ỷ tướng quân thế
作人不倚将军势
(Làm người không dựa vào thế của tướng quân)
         Về sau người ta đem loại dụng cụ dùng để ngồi có tay vịn gọi là “ỷ tử” 椅子, bắt nguồn từ đó.
          Tên gọi ỷ tử được thấy tương đối sớm là ở bia khắc Tế Độc miếu Bắc Hải đàn tế khí tạp vật minh 济渎庙北海坛祭器杂物铭 thời Đường:
Thằng sàng thập, chú: nội tứ ỷ tử
绳床十, : 内四椅子
(10 thằng sàng, chú: trong đó có 4 ỷ tử)
(xem Kim thạch tuỵ biên 金石萃编, quyển 103)
          Từ ghi chép này có thể thấy muộn nhất là vào những năm Trinh Nguyên 贞元 thời Đường đã có danh xưng “ỷ tử”. Ở đây nói thằng sàng 绳床 (ghế đan bằng dây) 10 chiếc, trong đó có 4 ỷ tử. Phân tích kĩ, trong đó có có loại có lưng tựa và loại không có lưng tựa. Loại có lưng tựa gọi là “ỷ tử”, không có lưng tựa vẫn gọi là “sàng”. Mặc dù lúc bấy giờ đã có danh xưng ỷ tử, nhưng không phổ biến, gọi ỷ tử là “sàng” chiếm số đông. Đại thi nhân Đỗ Phủ 杜甫 thời Đường trong Thiếu niên hành – Thất tuyệt 少年行 - 七绝 đã viết:
Mã thượng thuỳ gia bạch diện lang
Lâm giai há mã toạ nhân sàng
Bất thông tính danh thô hào thậm
Chỉ điểm ngân bình sách tửu thường
马上谁家白面郎
临阶下马坐人床
不通姓名粗豪甚
指点银瓶索酒尝
Công tử nhà ai cưỡi ngựa đi trên đường
Đến bên thềm nhà người ta xuống ngựa ngồi ngay lên sàng
Không xưng họ tên, nhìn dáng vẻ sỗ sàng thô lỗ
Chỉ vào chiếc bình bạc đòi rượu uống
(Đỗ Công Bộ tập 杜工部集, quyển 11)
          Bài  thơ này miêu tả một con em quý tộc cưỡi ngựa trên đường, tình cờ đi đến nhà một người không quen biết, liền xuống ngựa ngồi lên chiếc sàng nơi phòng khách của người ta, chỉ vào bình bạc đòi rượu uống. Sàng nói ở đây tuy phản ánh không rõ là ỷ tử có lưng tựa hay không, nhưng có thể khẳng định nó quyết không phải là dụng cụ dùng để nằm.
          Đại thi nhân Lí Bạch 李白 trong bài tuyệt cú Ngô Vương vũ nhân bán tuý 吴王舞人半醉 đã đem ỷ tử có lưng tựa gọi là sàng:
Phong động hà hoa thuỷ điện hương
Cô Tô đài thượng yến Ngô Vương
Tây Thi tuý vũ kiều vô lực
Tiếu ỷ đông song bạch ngọc sàng
风动荷花水殿香
姑苏台上宴吴王
西施醉舞娇无力
笑倚东窗白玉床
Làn gió lay động hoa sen khiến thuỷ điện toả mùi thơm
Trên đài Cô Tô, Ngô Vương đang yến tiệc
Tây Thi múa trong cơn say dường như không còn sức
Mỉm cười ngồi tựa nơi sàng dát ngọc bên cửa sổ phía đông
          Câu Tiếu ỷ đông song bạch ngọc sàng ở đây ý nói Tây Thi sau khi uống rượu có chút say, ra múa mấy điệu, múa nhẹ nhàng như không còn sức, liền mỉm cười ngồi tựa lên ỷ tử dát ngọc bên cửa sổ phía đông.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 31/3/2016

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI GIA CỤ
中国古大家具
Tác giả: Hồ Đức Sinh 胡德生
Thượng Hải văn hoá xuất bản xã, 1997.
Previous Post Next Post