Dịch thuật: Quán Thế Âm Bồ Tát có bao nhiêu danh hiệu?

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CÓ BAO NHIÊU DANH HIỆU?

          Danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát rất nhiều, những danh hiệu này đều là danh hiệu phiên dịch, do các vị cao tăng Tây Vực, cao tăng Trung Quốc đến Ấn Độ thỉnh kinh, khi Phật giáo truyền sang phía đông. Các vị cao tăng đem những kinh điển Phạn văn của Ấn Độ có tương đối sớm dịch sang kinh điển Phật giáo. Từ những kinh điển này, chúng ta có thể thấy những danh hiệu khác nhau của Quán Thế Âm.

- Quán Âm 观音: xuất hiện trong Thành Cụ Quang Minh Định Ý Kinh 成具光明定意经 do ngài Chi Diệu 支曜 thời Hậu Hán dịch vào năm 185. Trong Pháp Hoa Kinh – Phổ Môn Phẩm 法华经 - 普门品 do ngài Cưu Ma La Thập 鸠摩罗什 thời Hậu Tần dịch vào năm 406. Trong Đại Phật Đính Thủ Lăng Nghiêm Kinh 大佛顶首楞严经 do ngài Bồ Đề Lưu Chí 菩提流志 thời Đường dịch vào năm 705, cùng trong Bi Hoa Kinh 悲华经, Hoa Nghiêm Kinh 华严经, Quán Âm Bồ Tát Thọ Kí Kinh 观音菩萨授记经.
- Khuy Âm 闚音: trong Duy Ma Cật Kinh 维摩诘经 do ngài Ngô Chi Khiêm 吴支谦 dịch vào khoảng năm 223 đến năm 253.
- Quán Thế Âm 观世音: trong Vô Lượng Thọ Kinh 无量寿经 do ngài Khương Tăng Khải 康僧铠 thời Tào Nguỵ dịch vào năm 252. Trong Pháp Hoa Kinh – Phổ Môn Phẩm 法华经 - 普门品 do ngài Cưu Ma La Thập 鸠摩罗什 thời Hậu Tần dịch vào năm 406. Trong Đại Phật Đính Thủ Lăng Nghiêm Kinh 大佛顶首楞严经 do ngài Bồ Đề Lưu Chí 菩提流志 thời Đường dịch vào năm 705, cùng trong Bi Hoa Kinh 悲华经, Hoa Nghiêm Kinh 华严经, Quán Âm Bồ Tát Thọ Kí Kinh 观音菩萨授记经.
- Quang Thế Âm 光世音: trong Chánh Pháp Hoa Kinh 正法华经 bản 10 quyển do ngài Trúc Pháp Hộ 竺法护 người Tây Vực dịch vào năm 286.
- Hiện Âm Thanh 现音声: trong Phóng Quang Bát Nhã Kinh 放光般若经 do ngài Vô La Xoa 无罗叉 thời Tây Tấn dịch vào năm 219.
- Quán Thế Tự Tại 观世自在: trong Pháp Hoa Kinh Luận 法华经论do ngài Bồ Đề Lưu Chi菩提流支 thời Hậu Nguỵ dịch vào năm 508.
- Quán Tự Tại 观自在: trong Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 大般若波罗蜜多心经 do ngài Huyền Trang 玄奘 thời Đường dịch vào năm 663.

          Ngoài ra, căn cứ đặc tính tu trì công đức, Quán Âm còn có những danh hiệu sau:
- Đại Bi Thánh Giả 大悲圣者: trong Quán Âm Bồ Tát Thọ Kí Kinh 观音菩萨授记经, hiển hiện từ bi cứu độ chúng sinh.
- Thí Vô Uý Giả 施无畏者: trong Lăng Nghiêm Kinh 楞严经 đệ lục, Thỉnh Quán Âm Kinh 请观音经, biểu thị Quán Âm có đủ công đức uy thần bảo hộ thế gian.
- Viên Thông Đại Sĩ 圆通大士: trong Lăng Nghiêm Kinh 楞严经, Quán Âm nhĩ căn viên thông, nên có danh hiệu như thế.
- Chánh Pháp Minh Như Lai 正法明如来: trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh 千手千眼无碍大悲心陀罗尼经, Quán Âm là pháp hiệu của Phật quá khứ.
- Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai 普光功德山王如来: trong Quán Âm Bồ Tát Thọ Kí Kinh 观音菩萨授记经, là danh hiệu thành Phật vị lai. 
- Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai 遍出一切光明功德山王如来: trong Bi Hoa Kinh 悲华经, đây là danh hiệu thành Phật vị lai của Quán Âm.
- Đại Tinh Tấn Quán Âm Tự Tại 大精进观音自在: trong Đại Nhật Kinh 大日经 của Mật Tông.
- Thiên Quang Nhãn 千光眼: trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Kinh 千手千眼无碍大悲心陀罗尼经.
- Đại Bi Đại Từ Chủ 大悲大慈主: xuất hiện trong quy củ lễ pháp.
- Liên Hoa Thủ 莲华手: Quán Âm tay cầm hoa sen, cho nên gọi là “Liên Hoa Thủ” 莲华手hoặc “Bát Đàm Liên Hoa Thủ” 钵昙莲华手.
- Nam Hải Đại Sĩ 南海大士: tín đồ Trung Quốc cho rằng Quán Âm cư trú trên núi Phổ Đà 普陀 ở Nam Hải, nên gọi như thế.
- Từ Hàng Đại Sĩ 慈航大士: từ núi Phổ Đà nhìn xuống Nam Hải, Quán Âm có thể cứu những người gặp nguy nạn trên biển, nên gọi như thế.
- Phổ Môn Đại Sĩ 普门大士: uy thần của Quán Âm quán chiếu khắp mười phương, không hề trở ngại, cho nên được mọi người xưng tụng mĩ danh “Phổ Môn Đại Sĩ”.

                                                                    Huỳnh Chương Hưng
                                                                    Quy Nhơn 07/7/2014

Nguyên tác Trung văn
 QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT ĐÁO ĐỂ HỮU ĐA THIỂU DANH HIỆU?
音菩萨到底有多少名号?
Trong quyển
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002
Previous Post Next Post