VÌ SAO NGƯỜI XƯA DÙNG “CHUYẾT KINH” “TIỆN NỘI”
ĐỂ CHỈ NGƯỜI VỢ CỦA MÌNH
Trong “Hậu
Hán thư” 后汉书 có chép một câu chuyện:
Thời Đông
Hán, Lương Hồng 梁鸿là một người có học, phẩm đức cao thượng nhà rất nghèo
nhưng rất chuộng khí tiết, nhiều gia đình giàu có muốn gả con gái cho anh ta,
nhưng Lương Hồng luôn không đồng ý. Nơi Lương Hồng cư trú có một nhà họ Mạnh 孟 rất
giàu, nhà ấy có một người con gái, da thì đen mà người thì mập, đã hơn 30 tuổi
mà chưa lập gia đình. Bà mối cũng đã giới thiệu đối tượng cho cô ta, nhưng cô
ta không chịu. Hỏi nguyên nhân, hoá ra là muốn được gả cho một người có phẩm hạnh
như Lương Hồng. Lương Hồng nghe được chuyện liền đem sính lễ sang cưới nàng.
Sau khi
kết hôn, Lương Hồng vẫn cứ lạnh nhạt với người vợ. Ngày nọ, Mạnh nữ cuối cùng không
kềm được nỗi buồn giận, chất vấn Lương Hồng, tại sao lại đối xử lạnh nhạt với mình
như thế. Lương Hồng đáp rằng:
-Tôi muốn cưới một người
con gái có thể mặc quần áo vải thô, cùng với tôi đồng cam cộng khổ. Nàng lại ăn
mặc lụa là cùng sống với tôi, khiến tôi
có chút hối hận lấy nàng.
Mạnh nữ nghe qua, từ đó liền đổi
mặc quần áo vải thô, an tâm sống qua ngày tháng, thế là có thành ngữ “cử án tề
mi” 举案齐眉 (1), đối với người vợ cũng có cách nói “kinh thoa bố quần”
荆钗布裙 (2).
“Kinh thoa bố quần” kì thực chỉ
loại quần áo vải thô gai mà phụ nữ mặc, thế là văn nhân liền dùng “chuyết kinh”
拙荆 (3), “sơn kinh” 山荆 làm từ khiêm xưng chỉ người vợ. có ý nghĩa đồng cam cộng
khổ.
Thời cổ, địa vị của nữ không bằng nam, thường thấp hơn, nhân đó mà trong việc xưng hô đối với người vợ, thông thường có quan niệm đẳng cấp. Người con gái sau khi được gả đi, rất ít khi ra khỏi nhà, nên dùng “nội tử” 内子 để chỉ thay người vợ. Khi giới thiệu người vợ của mình với người ngoài, thường thêm chữ “tiện” 贱 (hèn kém) để biểu thị thân phận thấp kém.
Chú của người dịch
1-Cử án tề mi 举案齐眉: nâng mâm lên
ngang tầm chân mày. Điển cũng xuất từ “Hậu Hán thư – Lương Hồng truyện” 后汉书 - 梁鸿传. Tức sau khi Mạnh
nữ thay trâm cài đầu bằng gai, mặc váy may bằng vải thô sống cùng Lương Hồng, mỗi
khi chồng đi làm về, Mạnh nữ đã chuẩn bị sẵn cơm nước, đặt trên chiếc mâm, cung
kính dâng lên ngang tầm chân mày để mời. Thành ngữ này được dùng để hình dung sự
tôn kính lẫn nhau và tình cảm hoà hợp giữa hai vợ chồng.
2-Kinh thoa bố quần 荆钗布裙: thoa cài đầu bằng cây gai, váy may bằng vải thô.
Kinh
thoa 荆钗: “kinh” 荆là gai; “thoa” 钗là trâm cài đầu. “Kinh thoa” là cây trâm cài đầu bằng
gai.
Bố
quần 布裙: “bố” 布 là vải thô; “quần” 裙 là chiếc váy. “Bố
quần” là loại váy may bằng vải thô.
“Kinh
thoa bố quần” được dùng để hình dung phụ nữ ăn mặc giản dị, cũng dùng để chỉ phụ
nữ hiền thục đức hạnh.
3-Chuyết kinh 拙荊: người vợ vụng dại (của tôi), từ khiêm xưng khi nói với người khác về
người vợ của mình, cũng có thể dùng “sơn kinh” 山荆.
“Chuyết” 拙 là vụng về.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 05/7/2025
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013