Dịch thuật: Chế độ "dắng thiếp" cổ đại

 

CHẾ ĐỘ "DẮNG THIẾP" CỔ ĐẠI

          “Dắng thiếp” 媵妾là một phong tục của chế độ hôn nhân thời cổ Trung Quốc.

          Trong “Thi tử” 尸子có nói:

          Nghiêu văn Thuấn hiền, trưng chi thảo xá chi trung, thê chi dĩ Hoàng, dắng chi dĩ Anh.

          尧闻舜贤, 征之草茅之中, 妻之以蝗, 媵之以英.

          (Đế Nghiêu nghe ông Thuần hiền, vời ông đến nhà tranh, gả con gái là Nga Hoàng, cho Nữ Anh làm dắng)

tức chị em cùng được gả, nhưng chị là thê , em là dắng . tức người tuỳ giá.

          Đời Chu, chư hầu cưới con gái một nước làm Phu nhân, phía bên nữ sẽ cho “điệt” (cháu tức con gái của anh em trai), và “đễ” (em gái) tuỳ giá, đồng thời còn cần phải từ hai nước cùng họ với bên phía nữ, mỗi nước mời một cô làm bồi giám, mỗi bồi giám cũng có “điệt” “đễ” đi theo, tổng cộng là 9 người, chỉ có phu nhân ở vào địa vị chính thê, còn lại đều thuộc quý thiếp.

          Nếu chính thê của chư hầu qua đời hoặc bị để ra, sẽ không tái thú nữa, mà từ trong số các thiếp, theo thứ tự mà bổ sung, chế độ này gọi là chế độ “dắng thiếp” 媵妾 hoặc chế độ “dắng hôn” 媵婚. Thiên tử dắng giá cũng giống như chư hầu, duy chỉ có số mục dắng giá nhiều hơn, ngay cả chính thê cũng lên đến 12 người.

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 29/6/2025

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Previous Post Next Post