DANH HUÝ
“Danh
huý” 名讳 là một hình thức tị huý được dùng trong sách vở hoặc khi nói chuyện đối với
tên của những bậc tôn quý.
Trong “Lễ kí – Khúc lễ thượng” 礼记
- 曲礼上có đoạn:
Nhập cảnh vấn cấm, nhập quốc
vấn tục, nhập môn vấn huý.
入境问禁, 入国问俗, 入家问讳.
(Đến một nơi xa lạ, phải hỏi về những điều cấm kị của nơi đó;
vào một nước khác, phải hỏi về phong tục của nước đó; vào nhà người khác, phải
hỏi về những điều kị huý của nhà đó.)
Thường thấy có hai loại, đó là “gia huý” 家讳và “quốc
huý” 国讳.
Gia huý tức trong đời sống xã hội, hết sức tránh tên của
cha mẹ mình, đồng thời cũng tránh không nói đến tên cha mẹ của người khác. Như
thi nhân Đỗ Phủ 杜甫, nhân vì tên của phụ thân ông là “Nhàn” 闲, cho nên trong thơ của Đỗ
Phủ chưa từng dùng chữ “nhàn” 闲. Tên của phụ thân Lí Hạ 李贺là “Tấn
Túc” 晋肃, chữ “tấn” 晋 và chữ “tiến” 进đồng âm, nên thậm chí ông cũng không dám đi thi Tiến sĩ.
Quốc huý chính là danh huý mà thần dân khắp thiên hạ đều phải
tuân theo, chủ yếu là tránh tên của hoàng đế cùng với tổ tiên của hoàng đế, một
số triều đại còn tránh thuỵ hiệu, miếu hiệu thậm chí cầm tinh năm sinh của hoàng
đế và hoàng hậu. Như hoàng đế Khang Hi 康煕đời Thanh tên “Huyền Diệp” 玄烨, để tránh,
triều đình đã đổi “Huyền Vũ Môn” 玄武门thành “Thần Vũ Môn” 神武门, đem câu “huyền chi hựu huyền”
玄之又玄trong
“Đạo đức kinh” 道德經đổi thành “nguyên chi hựu
nguyên” 元之又元…
Khi viết cũng phải dùng cách khuyết bút (bớt nét) để tránh tên của hoàng đế hoặc tên của các nhân vật trọng đại. Như trong các bản cổ tịch san khắc ở đời Thanh, chữ “huyền” 玄thiếu nét chấm cuối cùng, chữ “khâu” 丘khuyết nét sổ thứ hai, đó chính là vì tránh danh huý của Khang Hi Huyền Diệp 康煕玄烨và Thánh nhân Khổng Khâu 孔丘 mà cố ý khuyết bút.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 02/01/2025
Nguồn
TRUNG HOA TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ
GIẢN MINH TỪ ĐIỂN
中华传统文化
简明词典
Chủ biên: Lí Hành KIện 李行健
Bắc Kinh: Trung Quốc đại bách khoa toàn thư xuất bản
xã, 2021