VÀI NÉT VỀ BỘ “VĂN THUỶ KINH”
“Văn Thuỷ Kinh” 文始经 gọi đầy đủ là “Văn Thuỷ Chân
Kinh” 文始真经, còn có tên là “Quan Doãn Tử”
关尹子, hoặc “Quan Lệnh Tử” 关令子. Cũng giống như “Lão Tử” 老子, “Trang Tử” 庄子, “Liệt Tử” 列子, “Quan Doãn Tử” 关尹子 cũng lấy tác giả mà đặt tên.
Nhưng, “Quan Doãn Tử” 关尹子chỉ là lấy chức quan thay tên mà
thôi. “Quan” 关 là chỉ Lão Tử khi rời Hàm Quan
函关, người giữ quan là Quan Lệnh
Doãn 关令尹, tên Hỉ 喜, cho nên xưng Quan Lệnh Doãn
là Quan Lệnh Doãn Hỉ 关令尹喜, người
đời sau tôn xưng nên gọi là Quan Doãn Tử 关尹子.
Tương truyền Lão Tử 老子thấy rõ hình thế đương thời. biết
Chu thiên tử vương trị chẳng được bao lâu nữa, nên rời Tây Chu ra khỏi Hàm Quan
函关. Hàm Quan Thủ Lệnh Doãn Hỉ ngưỡng
mộ đại danh của Lão Tử từ lâu, đã thịnh tình khoản đãi, hi vọng được chỉ giáo.
Lão Tử lưu lại bộ “Đạo Đức Kinh” 道德经5000 chữ, cưỡi trâu đi về hướng tây.
Quan Lệnh Doãn Hỉ nghiền ngẫm cái học
Lão Tử, đa phần lĩnh hội được, phát ra viết thành văn, thành bộ “Quan Doãn Tử’
关尹子. Nhưng, binh lửa nạn tai, bộ
sách đã thất truyền. Gọi nó là “Văn Thuỷ Chân Kinh” 文始真经là do Đạo giáo hưng khởi ở đời sau, phảng
phất như “Trang Tử” 庄子được gọi là “Nam Hoa Kinh” 南华经. Nhân vì Trang Tử được phong là Nam
Hoa Chân Nhân 南华真人, cho nên trứ tác của ông gọi
là “Nam Hoa Kinh” 南华经.
Còn Quan Doãn Tử được phong là Văn Thuỷ
Chân Nhân 文始真人, cho nên sách của ông gọi là “Văn
Thuỷ Chân Kinh” 文始真经. Gọi là “Văn Thuỷ” 文始, chúng tôi lí giải là “văn
minh chi thuỷ” 文明之始 (khởi đầu của văn minh). Nhân
vì ông tiếp nhận sự chỉ dạy của Lão Tử, từ đó khai mở trí tuệ, tu chứng đạo đức,
có được thành tựu, chính là cảnh giới tối cao của văn minh nhân loại.
Bộ “Quan Doãn Tử” 关尹子mà chúng ta thấy hiện nay là
tác phẩm của người thời Đường Tống thác danh. Tuy là nguỵ thác, nhưng đã phản
ánh rõ nét tình hình xã hội đương thời cùng với trình độ nhận thức tư tưởng,
phê bình những cái xấu ác tà mê của những người tu đạo, chỉ ra con đường tươi
sáng, vượt qua tự ngã mà tiến vào vương quốc tự do tuyệt đối của tinh thần.
Tác giả dùng bút pháp “Đạo Đức
Kinh” 道德经, lời ít nhưng nói rõ vũ trụ và
tự nhiên, quy luật căn bản của xã hội và nhân sinh, châm biếm cái tệ đương thời,
nêu lên chân lí rời khỏi cái mê sửa lại cái sai, có ích cho cúng dinh rất nhiều.
Khoa học tư tưởng gia nổi tiếng của nước Anh là Lí Ước Sắc 李约瑟 (1), trong “Trung Quốc khoa kĩ
tư tưởng sử” 中国科技思想史 của mình đã dẫn dụng một số lượng
lớn quan điểm là luận đoán từ trong “Quan
Doãn Tử” 关尹子, ông đã đánh giá rất cao.
Toàn sách phân làm 9 thiên, mỗi thiên
dài ngắn khác nhau.
Sách phân làm 9 thiên, ấy là nhân vì Đạo
gia coi trọng số dương, “cửu” chính là “dương số chi cực”. “Đạo Đức Kinh”
của Lão Tử phân thành 81 chương, chính là “trùng cửu chi số”, cho nên “Quan
Doãn Tử” theo đó phân làm 9 thiên.
Sở dĩ chúng tôi chọn “Quan Doãn Tử” làm kinh điển đại biểu của Đạo giáo, là nhân vì nó không chỉ có sự đột phá về lí luận, mà còn có sự tổng kết về thực tiễn. vừa có luận thuật vĩ mô, lại có sự nắm bắt vi mô. Thêm vào sự chú giải của Ngưu Đạo Thuần 牛道淳, khiến chúng ta càng rõ về vũ trụ và quy luật căn bản nhân sinh, hơn nữa y pháp tu hành, từ đó hợp với Đạo, thuận với tự nhiên, có được tự do.
Chú của
người dịch
1-Lí Ước Sắt 李约瑟 (năm 1900 – năm1995): tức Joseph Terence, sinh tại Luân Đôn, là Sinh vật hoá học và Khoa học sử học gia. Ông cũng là Viện sĩ ngoại tịch của Trung Quốc Khoa học viện.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 15/9/2024
Nguồn
ĐẠO GIÁO TAM KINH - VĂN THUỶ
KINH
道教三经 - 文始经
Biên soạn: Lí An Cương 李安纲
Bắc Kinh: Trung Quốc Xã hộ xuất
bản xã, 1999