BÁN BỘ “LUẬN NGỮ” TRỊ THIÊN HẠ
Triệu Phổ 赵普là chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống, tổ tịch U Châu 幽州. Tháng Giêng năm 960, khi tiếp nhận ý chỉ phát động cuộc binh biến ở Trần Kiều 陈桥của Triệu Khuông Dận 赵匡胤, ông đem hoàng bào khoác lên người Triệu Khuông Dận, hiệp trợ Triệu Khuông Dận kiến lập triều Bắc Tống.
Lúc binh biến ở Trần Kiều 陈桥, Triệu Phổ 赵普ủng hộ lập Tống Thái Tổ 宋太祖. Tống Thái Tổ vừa mới tiếp nhận ngôi vị Tiết độ sứ
nhà Hậu Chu phản loạn, Triệu Phổ theo Tống Thái Tổ xuất chinh dẹp loạn. Tống
Thái Tổ bình định được thế lực cát cứ, Triệu Phổ lại giúp vạch ra sách lược.
Khi Tống Thái Tổ luận công ban thưởng, để ông làm Tể tướng, xem ông như cánh
tay trái, việc lớn việc nhỏ đều thương nghị cùng ông.
Tống Thái Tổ rất coi trọng các đại thần có học vấn. Có một
câu chuyện như sau:
Đầu thời Bắc Tống, Tống Thái Tổ định đổi niên hiệu, nói với
nhóm Triệu Phổ rằng: ‘Muốn thay đổi một niên hiệu không có lai lịch mà một triều
đại đã dùng qua.’
Triệu Phổ bàn bạc, đề nghị dùng “Càn Đức” 乾德làm niên hiệu. Tống Thái Tổ đồng ý.
Năm 965 (Càn Đức năm thứ 3), Tống Thái Tổ bình định Hậu Thục.
trong cung Hậu Thục có một số cung nữ được đưa vào trong cung triều Tống. Tống
Thái Tổ phát hiện cung nữ Hậu Thục dùng kính đồng, phía sau kính có dòng chữ
“Càn Đức tứ niên chú” 乾德四年铸 (đúc vào năm Càn Đức thứ 4), đã không ngăn được tức giận. Ông nghĩ, như
nay là Càn Đức năm thứ 3, làm sao có kính đúc năm thứ 4 được?
Tống Thái Tổ dem tấm kính đó lên triều hỏi nhóm Triệu Phổ,
họ đều trả lời không được. Ông lại hỏi Hàn lâm học sĩ , có vị Học sĩ đáp rằng:
“Thục chúa từng dùng qua niên hiệu đó.”
Tống Thái Tổ đã rõ, nói rằng: “Làm Tể tướng phải là người đọc
sách.”
Triệu Phổ xuất thân là viên tiểu lại. hoá ra là làm mạc
liêu trong quân của Tống Thái Tổ, chưa đọc qua sách vở. Nhân đó, Tống Thái Tổ
khuyên ông chăm chỉ đọc sách.
Triệu Phổ nghe lời khuyên, hàng ngày về nhà, đóng cửa
phòng, mở rương sách lấy sách để đọc. Theo truyền thuyết, ngày hôm sau lên triều
ông xử lí đại sự quốc gia vừa nhanh vừa tốt. Về sau, khi Triệu Phổ mất, người
trong nhà mở rương sách của ông xem qua, bên trong chỉ có bộ “Luận ngữ” 论语. Việc này
nhanh chóng lan truyền, có người tán dương ông, nói rằng: “Triệu Phổ chỉ dựa
vào nửa bộ “Luận ngữ” để trị thiên hạ.”
Con người Triệu Phổ kiên cường, làm việc quả đoán. Có một lần,
ông dâng thư tiến cử một người đảm nhiệm chức quan, Tống Thái Tổ không dùng.
Ngày hôm sau, Triệu Phổ lại tiến cử người đó, Tống Thái Tổ vẫn không dùng. Ngày
thứ ba, Triệu Phổ tiếp tục tiến cử. Tống Thái Tổ nổi giận, đem tấu chương của
ông xé thành mấy mảnh quăng xuống đất. Triệu Phổ mặt không đổi sắc, quỳ xuống
nhặt các mảnh tấu chương rồi lui về.
Triệu Phổ về đến nhà, dùng hồ dán lại, qua mấy ngày sau lại
dâng lên Tống Thái Tổ. Tống Thái Tổ suy nghĩ lại, cuối cùng tiếp nhận ý kiến của
ông, nhậm dụng người đó.
Lại một lần khác, có một vị quan nếu theo chính tích của
ông ta thì đáng được thăng chức. Nhưng Tống Thái Tổ trước giờ ghét vị này, nên
không cho ông ta được thăng chức.
Triệu Phổ không bằng lòng với cách làm ấy, kiên quyết yêu cầu
để vị này được thăng chức. Tống Thái Tổ lớn tiếng nói: “Ta không cho ông ta
thăng quan, thì khanh như thế nào?”
Triệu Phổ điềm đạm khuyên Tống Thái Tổ: “Hình phạt là dùng
để trị kẻ xấu, khen thưởng là để đáp công lao của đại thần, đó là thường lí
thông hành xưa nay. Huống hồ hình phạt, khen thưởng là hình phạt và khen thưởng
của quốc gia, không phải là hình phạt, khen thưởng của riêng bệ hạ, làm sao có
thể lấy sự hỉ nộ của cá nhân để quyết định?
Tống Thái Tổ sắc mặt đổi trắng, đứng lên, xoay người bước vào hậu cung. Triệu Phổ không lên tiếng, cũng theo sau. Tống Thái Tổ tiến vào cung, Triệu Phổ đứng nơi cung môn không chịu về. ….. (còn tiếp)
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 11/9/2024
Nguyên tác Trung văn
BÁN BỘ “LUẬN NGỮ” TRỊ THIÊN HẠ
半部 “论语” 治天下
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ (tập 6)
中国历史故事
Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐
Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất
bản xã, 2015