VÌ SAO HOÀNG THÁI CỰC ĐỔI QUỐC
HIỆU LÀ “THANH”
QUỐC HIỆU NÀY LIÊN QUAN ĐẾN TRIỀU MINH KHÔNG
Hoàng Thái Cực 皇太极là vị hoàng đế thứ hai của triều
Thanh, còn gọi là “Thanh Thái Tông” 清太宗. Trong
thời gian chấp chính, ông đã đem niên hiệu “Thiên Thông” 天聪 đổi thành “Sùng Đức” 崇德, đem quốc hiệu đổi thành “Thanh”
清. Còn như lai lịch của “Thanh” 清, trước giờ có nhiều thuyết.
-Có người cho rằng, chữ “thanh” 清 có liên quan đến “đại thanh mã”
大青马, là con ngựa mà năm đó Nỗ Nhĩ
Cáp xích 努尔哈赤 cưỡi nó để thoát nạn. Theo truyền
thuyết, vì chạy quá nhanh, đại thanh mã kiệt sức và chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích vì thế
mà thoát được đại nạn. Ông đối với con ngựa đó vô cùng có cảm tình, nói rằng:
-Đại thanh! Đại
Thanh! Mi vì ta mà chết, sau này có được
thiên hạ, quốc hiệu của ta sẽ là “Đại Thanh”.
Chữ 清 (thanh) và chữ 青 (thanh) hài âm. Về sau Hoàng Thái
Cực 皇太极sau khi tại Thịnh Kinh 盛京xưng đế, đã lấy đó làm quốc hiệu.
-Cũng có người cho rằng, “thanh” 清và “kim” 金trong tiếng Mãn đọc lên vô cùng
giống nhau, cho nên dùng ‘thanh” 清. Tộc Mãn
là một chi của người Kim, “thanh” 清 chỉ ra
nguồn gốc của dân tộc này.
-Có người lại cho rằng, từ văn hoá Tát Mãn 萨满mà giải thích, 清 (thanh) chính là 青 (thanh). Chữ 青 không có 3 chấm thuỷ bên cạnh và
chữ 清 (thanh) có 3 chấm thuỷ là cùng
một âm. “Thanh thiên” 青天 là “thông
thiên” 通天, mang ý nghĩa cát tường.
-Có người cho rằng, đó là nhu cầu khi Hoàng Thái Cực tiến
vào trung nguyên, bởi vì “kim” 金khiến
người ta liên tưởng đến Đại Kim quốc thời Nam Tống. Nhắc đến người Kim, người
ta nghĩ đến Nhạc Phi 岳飞. Đổi
quốc hiệu là “Thanh” 清 có lợi
cho việc giảm thiểu trở lực.
Ngoài ra, có người cho rằng Hoàng Thái Cực hiểu được lí
số ngũ hành hoặc khi xác định quốc hiệu đã có được sự chỉ điểm. Bởi vì 清 (thanh) trong ngũ hành thuộc
thuỷ, còn 明 (minh) do bên trái có chữ 日 (nhật), cho nên thuộc hoả. Thuỷ
khắc hoả, ý nghĩa là Đại Thanh nhất định chiến thằng triều Minh.
Xem qua chính sử không thấy có dấu vết nguyên nhân Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu là “Thanh” 清, bản thân Hoàng Thái Cực cũng không giải thích, trong “Thái Tông hoàng đế thực lục” 太宗皇帝实录 của triều Thanh cũng không thấy có ghi chép. Cho nên đây cũng là một bí ẩn, mấy cách giải thích ở trên đều là do người đời sau suy đoán.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/8/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC VĂN HOÁ 1000 VẤN
中国文化 1000 问
Tác giả: Địch Văn Minh 翟文明
Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa kiều
xuất bản xã, 2010