CHỮ “LĂNG” 凌 TRONG HÁN NGỮ CỔ
Phạm vào, vượt lên. Cũng được
viết là .
Trong
Sở từ - Cửu ca – Quốc thương 楚辭 - 九歌
- 國殤 có câu:
Lăng dư trận hề liệp dư hàng
凌余陣兮躐余行
(Xông vào trận của ta, giẫm
lên hàng lối của ta)
Dẫn đến ý nghĩa là “thừa” 乘 (cưỡi
lên). Trong Sở từ - Cửu chương – Ai Dĩnh 楚辭 - 九章
- 哀郢có câu”
Lăng Dương Hầu chi phiếm lạm
hề.
淩陽侯之氾濫兮
(Lướt trên sóng lớn nước
tràn đầy)
Vương Bột 王勃trong “Đằng Vương Các tự” 滕王閣序cũng
đã viết:
Phủ lăng vân nhi tự tích.
撫淩雲而自惜
(Chỉ có thể đọc bài phú Lăng
vân mà tự tiếc)
Lại còn có nghĩa là “lên” 登 (đăng). Trong bài “Vọng
nhạc thi” 望嶽詩của Đỗ Phủ 杜甫có câu:
Hội đương lăng tuyệt đính
Nhất lãm chúng sơn tiểu
會當凌絕頂
一覽衆山小
(Leo lên đến đỉnh cao nhất của
Thái sơn
Nhìn xuống thấy các núi khác
có vẻ nhỏ)
Lại còn có nghĩa vượt lên, áp đảo. Trong “Bạch Mã thiên”
白馬篇của Tào Thực 曹植có câu:
Tả cố lăng Tiên Ti
左顧凌鮮卑
(Ngoảnh nhìn bên trái thấy áp
đảo quân Tiên Ti)
Trong
“Vịnh sử thi” 詠史詩của Tả Tư 左思:
Kiêu xa lăng vương công
驕奢凌王公
(Thói kiêu xa áp đảo cả vương
công)
Trong “Đằng Vương Các tự” 滕王閣序của
Vương Bột 王勃:
Khí lăng Bành Trạch chi tôn
氣淩彭澤之樽
(Tửu lượng vượt qua Bành Trạch)
Lăng lệ 凌厲: mạnh mẽ phấn chấn. “Vịnh
Kinh Kha” 詠荆軻của Đào Tiềm 陶潛có câu:
Lăng lệ việt vạn lí
凌厲越萬里
(Mạnh mẽ phấn chấn vượt muôn
dặm)
Lăng thần 凌晨: Hừng đông, sáng sớm. Trong
bài “Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài thi” 自京赴奉先縣詠懷詩 của Đỗ Phủ 杜甫có câu:
Lăng thần quá Li Sơn
凌晨過驪山
(Sáng sớm qua Li Sơn)
Phân biệt các
chữ “lăng” 凌 / 淩 / 陵
Nghĩa gốc của chữ 凌 là 冰 (băng). Trong “Thi kinh –
Bân phong – Thất nguyệt” 詩經 - 豳風
- 七月 có câu:
Tam chi nhật nạp vu lăng âm.
三之日納于凌陰
(Tháng Giêng đem băng đã đục
lấy được cất vào hầm băng)
Nghĩa này về sau không dùng nữa, nên không đưa vào danh mục
từ thường dùng)
Chữ 淩(lăng) nghĩa gốc là tên sông.
Chữ 陵 (lăng) vốn nghĩa là núi lớn.
Theo nghĩa mà nói, sự khác nhau về ý nghĩa của 3 chữ rất lớn, nhưng do bởi chúng đồng âm, nhưng với ý nghĩa là “phạm vào” “vượt lên” thì cả 3 凌 / 淩 / 陵thông dụng.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 08/8/2024
Nguyên tác Trung văn trong
CỔ ĐẠI HÁN NGỮ
古代漢語
(tập 4)
Chủ biên: Vương Lực 王力
Trung Hoa thư cục, 1998.
(trang 1320)