Dịch thuật: Đường hiệu

 

ĐƯỜNG HIỆU

          “Đường hiệu” 堂号 nói đến ở đây có mấy tầng ý nghĩa: Một là xưng hiệu của một đại hộ nhân gia. Theo văn hoá truyền thống Trung Quốc, các danh môn vọng tộc đều có đường hiệu của tộc mình, người nơi đó nhìn chung dùng “đường hiệu” để xưng hô tộc đó.

          Ví dụ hoạ gia nổi tiếng Ngô Xương Thạc 吴昌硕là người thôn Chương Ngô 鄣吴huyện Hiếu Phong 孝丰tỉnh Chiết Giang 浙江 (nay là huyện An Cát 安吉thành phố Hồ Châu 湖州tỉnh Chiết Giang 浙江). Tổ tiên rất nổi tiếng nơi đó, đường hiệu của Ngô gia là “Tam Nhượng Đường” 三让堂, hàng xóm bốn bên nhìn chung đều dùng “Tam Nhượng Đường Ngô Gia” 三让堂吴家để xưng hô.

          Đường hiệu mà chúng ta thấy đa phần có điển cố, như “Tam Thiên Đường” 三迁堂, “Tam Hoè Đường” 三槐堂, “Tích Thiện Đường” 积善堂, “Thoái Nhẫn Đường” 退忍堂

          Nói đến “Tam Thiên Đường” 三迁堂, người ta lập tức liên tưởng đến đường hiệu của Mạnh gia. Câu chuyện “Mạnh mẫu tam thiên” 孟母三迁 (Mạnh mẫu ba lần dời nhà) ai mà không biết?

          Nói đến “Tam Hoè Đường” 三槐堂, người ta sẽ liên tưởng đến Vương gia. Danh thần khai quốc triều Bắc Tống Vương Hỗ 王祜, trong sân nhà mình ông đích thân trồng ba cây hoè, dự ngôn con cháu đời sau không những sẽ làm quan, mà còn là đại quan cấp “Tam công”. Quả nhiên con cháu đời sau của ông là Vương Đán 王旦làm Tể tướng. “Tam Hoè Vương Thị” 三槐王氏hương hoả không dứt, truyền thừa có thứ tự, gia phả hoàn chỉnh, mãi cho đến hiện nay.

          Đường hiệu, có thể nói là danh xưng tính thị của gia tộc. Thời cổ, người cùng một họ đa phần lấy thôn làng làm đơn vị, mấy đời thậm chí mấy chục đời ở bên nhau, đường hiệu được xem như là một huy hiệu của một chi nhánh nào đó trong tính thị.

          Người cùng một họ cư trú cùng một thôn, cùng thờ phụng một tổ tiên, nơi thờ phụng tổ tiên gọi là “Tông từ” 宗祠, hoặc cũng gọi là “Gia miếu” 家庙. Thông thường trên tấm biển treo ở Tông từ hoặc Gia miếu cần có “đường danh” 堂名. Đường danh này chính là “đường hiệu” 堂号mà chúng ta nói đến.

          Cho nên đường hiệu có hàm nghĩa của từ đường danh, hoặc nói đó là tiêu chí lưu truyền của một chi nhánh nào đó của thế hệ một gia tộc.

          Ví dụ như họ Vương , tính đến năm 2020, toàn Trung Quốc có 101.500.000 người, là đại tính hàng thứ nhất của Trung Quốc. Hơn 100 triệu người mang họ Vương, bạn muốn biết mình thuộc chi hệ nào, chỉ có thể tra tộc phả. Nhưng bạn cũng cần phải biết đường hiệu của tổ tông mình thì mới có thể dễ dàng tìm được nguồn gốc.

          Nhìn chung, đường hiệu tính thị không có điển cố gì, thông thường lấy khu vực để định, cho nên trước đây cũng gọi là “quận hiệu” 郡号. Đất phát tích tổ tiên của người cùng một họ và quận vọng có khác nhau, sẽ có nhiều quận hiệu.

          Ví dụ họ Vương có 38 quận hiệu như Thái Nguyên 太原, Lang Da 琅琊, Kinh Triệu 京兆, Nguyên Thành 元城 … Họ Trương có 40 quận hiệu như Thanh Hà 清河, Phạm Dương 范阳, Thái Nguyên 太原, Kinh Triệu 京兆, Nam Dương 南阳, Trung Sơn 中山

          Có chuyên gia chuyên nghiên cứu tính thị, trải qua nhiều khảo chứng, tra được khoảng hơn 80 đường hiệu, 267 họ, tính thị đại biểu cho mỗi đường danh cùng với nơi cư trú lại có bản đồ phân bố.

          Văn nhân đặt đường hiệu cho mình, sớm nhất xuất hiện vào đời Tấn, có gia tộc họ Tạ , đường hiệu của họ là “Ngọc Thụ Đường” 玉树堂, phong quang một thời vào thời Tấn.

          Sau đời Tống, văn nhân thích đạt hiệu cho thư phòng thư trai của mình, đồng thời cũng xem đó đường hiệu của mình.

Như đời Tống có “Quy Lai Đường” 归来堂của Lí Thanh Chiếu 李清照; “Song Thanh Đường” 双清堂của Lục Du 陆游.

Đời Nguyên có “Tam Giáo Đường” 三教堂của Hoàng Công Vọng 黃公望.

Đời Minh có “Thế Minh Đường” 世明堂của Quy Hữu Quang 归有光; “Ngọc Mính Đường” 玉茗堂của Thang Hiển Tổ 汤显祖.

Đời Thanh có “Tục Sao Đường” 续抄堂của Hoàng Tông Hi 黄宗羲; “Thi Lễ Đường” 诗礼堂của Khổng Thượng Nhậm 孔尚任; “Duyệt Vi Thảo Đường” 阅微草堂của Kỉ Hiểu Lam 纪晓岚; “Thiên Du Đường” 天游堂 của Khang Hữu Vi 康有为.

Cận đại có “Sĩ Đường” 俟堂, “Thả giới Đường” 且介堂của văn hoá nhân Lỗ Tấn 鲁迅; “Bình Phục Đường” 平复堂của Trương Bá Câu 张伯驹; “Đỉnh Đường” 鼎堂của Quách Mạt Nhược 郭沫若; “Hàm Huy Đường” 含晖堂của Lưu Bán Nông 刘半农; “Hàn Liễu Đường” 寒柳堂 của Trần Dần Khác 陈寅恪.

Trong quần thể hoạ gia, có “Đại Phong Đường” 大风堂của Trương Đại Thiên 张大千; “Hối Ô Đường” 悔乌堂, “Kí Bình Đường” 寄萍堂của Tề Bạch Thạch 齐白石; “Duyên Nguyên Đường” 缘源堂của Phong Tử Khải 丰子恺; “Sư Ngưu Đường” 师牛堂 của Lí Khả Nhiễm 李可染.

Đường hiệu của văn học gia và nghệ thuật gia không thể tuỳ tiện đặt. từ một ý nghĩa nào đó mà nói, “đường hiệu” giống như một cánh cửa sổ, điều mà nó triển hiện chính là thế giới nội tâm của văn nhân.

Cho nên, đường hiệu là tinh tuý của văn hoá truyền thống Trung Hoa. Nghiên cứu tư tưởng và sáng tác của văn nhân, từ đường hiệu của họ mà có thể hiểu được phong cách nghệ thuật của họ.

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 19/5/2024

Nguồn

TRUNG QUỐC NHÂN ĐÍCH XƯNG HÔ

中国人的称呼

Biên soạn: Lưu Nhất Đạt 刘一达

Tranh vẽ: Mã Hải Phương 马海方

Bắc Kinh: Trung dịch xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post