QUÁ KHỨ THẤT PHẬT
Nội thành
huyện Nghĩa 义tỉnh Liêu Ninh 辽宁ở
phố bên đông có Phụng Quốc Tự 奉国寺rất nổi tiếng. Đại
hùng bảo điện trong chùa là có danh khí lớn nhất, được xây dựng vào những năm
niên hiệu Khai Thái 开泰đời Liêu cách nay hơn 900 năm. Điện rộng 9 gian, sâu 5
gian, cao 6 trượng, là một trong hai toà điện đường lớn nhất hiện tồn ở Trung
Quốc (toà còn lại là Đại hùng bảo điện của Đại Đồng Hoa Nghiêm tự 大同华严寺).
Nơi bệ
Phật trong điện có 7 tôn tượng đại Phật dạng ngồi, cao khoảng 3 trượng. Trước mỗi
tượng Phật có hai vị “hiếp thị” 胁侍 (1), đông tây hai đầu mỗi
đầu còn có một tượng Thiên Vương 天王. Những tôn tượng này
là tác phẩm đời Liêu (đã trải qua sự tu sửa của đời sau), rất đáng quý. Bảy tôn
tượng đại Phật từ đông sang tây lần lượt là: Ca Diếp Phật 迦叶佛, Câu Lâu Tôn Phật 拘楼孙佛, Thi Khí Phật 尸弃佛, Tì Bà Thi Phật 毗婆尸佛. Tì Xá Bà Phật 毗舍婆佛, Câu Na Xá Phật 拘那舍佛, Thích Ca Mâu Ni
Phật 释迦牟尼佛. Đây chính là “quá khứ thất Phật” 过去七佛của Phật giáo. Trong “Trường A Hàm kinh” 长阿含經có nói:
Thất Phật tinh tấn lực
Phóng quang diệt ám minh
Các các toạ thụ hạ
Vu trung thành chánh giác.
七佛精进力
放光灭暗冥
各各坐树下
于中成正觉
(Lực tinh tấn của bảy vị Phật
Phóng hào quang diệt trừ u ám
Mỗi vị đều ngồi dưới gốc cây
Từ nơi đó thành chánh giác)
Phật giáo
đại thừa cho rằng, trong không gian và thời gian vô hạn, mỗi thế giới (khác với
quan niệm “thế giới” mà ngày nay chúng ta nói), mỗi giai đoạn đều có Phật giáo
hóa chúng sinh, cho nên thập phương tam thế có vô số Phật, nổi tiếng nhất như Phật
quá khứ Nhiên Đăng Phật 燃灯佛, Phật hiện tại Thích
Ca Mâu Ni Phật 释迦牟尼佛, Phật vị lai Di Lặc Phật 弥勒佛,
Dược Sư Phật 葯师佛của Đông phương tịnh lưu li thế giới, A Di Đà Phật 阿弥陀佛của Tây phương cực lạc thế giới …
Phật giáo
tiểu thừa thì xem Thích Ca Mâu Ni là một bậc giác ngộ, người sáng lập ra Phật
giáo, cho nên về không gian chỉ nói đến Thích Ca Mâu Ni Phật của giai đoạn hiện
nay ở thế giới này, về thời gian thì nói đến Thích Ca Phật cùng 6 vị tổ sư trước
đó, tức điều mà gọi là “quá khứ thất Phật”. Hình tượng 7 vị Phật tương đối thường
thấy trong hang động thời kì đầu ở Trung Quốc.
Thứ tự
của 7 vị Phật ở Phụng Quốc Tự 奉国寺 mà nói ở trên, là
dựa theo tuổi tác mà sắp xếp, Tì Bà Thi Phật 毗婆尸佛là tôn quý nhất cho nên ở chính giữa. Về thời gian trước sau sắp xếp
theo thứ tự là:
1-Tì Bà Thi Phật 毗婆尸佛
2-Thi Khí Phật 尸弃佛
3-Tì Xá Bà Phật 毗舍婆佛
4-Câu Lâu Tôn Phật 拘楼孙佛
5-Câu Na Xá Phật 拘那舍佛
6-Ca Diếp Phật 迦叶佛
7-Thích Ca Mâu Nị Phật 释迦牟尼佛
Phật giáo cho rằng trong quá khứ có 7 vị Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật là vị Phật sau cùng, trước Thích Ca có 6 vị xuất thế trước, trong đó 3 vị Phật đầu là xuất thế trong quá khứ kiếp, 4 vị Phật sau là xuất thế trong hiện tại kiếp.
Chú của người dịch
1- Hiếp thị 胁侍: cũng gọi là
“Hiếp sĩ” 胁士 (脅士)
Theo Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn:
“Vị Hiếp
sĩ. Lại gọi là Hiếp thị 脅侍. Hiệp trì 挾持, là vị Bồ tát đứng hầu ở hai bên cạnh sườn Phật. Sĩ 士 là Đại sĩ 大士, tiếng dịch chữ Bồ
tát, Hiếp 脅 là cạnh sườn, vì các vị Bồ tát ấy thường theo hầu hai
bên cạnh sườn Phật, tán trợ Phật giáo hoá chúng sanh, như Quan Âm, Thế Chí làm
Hiếp sĩ đức Phật A Di Đà; Nhựt Quang, Nguyệt Quang làm Hiếp sĩ đức Phật Dược
sư; Phổ Hiền, Văn Thù làm Hiếp sĩ đức Phật Thích Ca.
Mỗi đức
Phật Trung tôn có hai vị Hiếp sĩ. Phật và hai vị Hiếp sĩ hiệp thành Tam Tôn vậy.”
(Phật học từ điển, quyển 2, trang 13. Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.)
(còn tiếp)
Phật đản – PL: 2568
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 22/5/2024
Nguồn
TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO
中国佛教诸神
Tác giả: Mã Thư Điền 马书田
Đoàn kết xuất bản xã xuất bản, 1994