Dịch thuật: Sự hình thành và phát triển mĩ đức truyền thống Trung Hoa (tiếp theo)

 

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

MĨ ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

(tiếp theo) 

4-Hệ thống mĩ đức thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh

          Từ sau đời Tống, “nhân , nghĩa , lễ , trí , tín ” được nâng lên thành nguyên tắc đạo đức tối cao. Lúc này có người lại đem “hiếu , đễ , trung , tín ” mà Mạnh Tử 孟子nói kết hợp với “lễ , nghĩa , liêm , sỉ ” mà Quản Tử 管子đề xướng hình thành “bát đức” 八德, sau này trở thành đạo đức mà dân chúng trong xã hội thời Tống Nguyên Minh Thanh tôn phụng, thường xuất hiện trong bảng văn mà chính phủ khuyên răn bách tính cùng với trong văn chương giáo huấn nhi đồng. “Bát đức” mà các triều Tống Nguyên, Minh, Thanh coi trọng, có liên quan đến sự giáo hoá chúng dân mà xã hội phong kiến hậu kì tương đối coi trọng. “Bát đức” được xem là đạo đức càng dễ được dân chúng tiếp nhận, nhân đó mà lưu truyền rộng rãi trong xã hội. Đồng thời, từ đời Tống đến đời Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc tiến vào giai đoạn thành thục. Xã hội Tống, Nguyên, Minh, Thanh là xã hội tông pháp nông nghiệp được kiến lập trên cơ sở gia tộc, mà quốc gia là sự nối dài mối quan hệ gia đình (tộc), nhân đó luân lí gia đình (tộc) trở thành luân lí xã hội,cơ sở của luân lí chính trị, điều mà gọi là “tứ hải chi nội giai huynh đệ” 四海之内皆兄弟 (trong bốn bể đều là anh em), ‘di hiếu tác trung” 移孝作忠 (đổi hiếu làm trung), “cầu trung thần vu hiếu tử chi môn” 求忠臣于孝子之门 (tìm trung thần nơi nhà có con hiếu). trong tình hình đó, kết cấu kiến lập “bát đức” được xem là tiêu chuẩn của dân chúng và xã hội, đem hiếu đễ đặt trước mặt, là một hình thức xã hội của sự thích ứng đó.

          Trong xã hội đời Tống, người ta vẫn tương đối coi trọng giá trị và luân lí của gia đình, nhân đó, trong “bát đức” đầu tiên coi trọng giá trị của hiếu đễ. Ngoài ra, về việc xử lí mối quan hệ giao tế xã hội, đã kế thừa đạo đức trung tín mà được hình thành vào thời Xuân Thu. Còn “tứ duy” 四维 “lễ, nghĩa, liêm, sỉ” thì càng trở thành quy phạm đạo đức trong việc xử lí mối quan hệ chính trị xã hội.

          Sau đời Tống, do bởi ý thức “tam cương” 三纲 được cường hoá, trung hiếu và trinh tiết ngày càng được coi trọng, được mọi người xem là mĩ đức chí cao. Thế là, sau thời Minh Thanh, trên thực tế, trong thực tiễn của dân chúng, điều mà càng được coi trọng là “trung, hiếu, tiết, nghĩa”, bốn đạo đức này thể hiện ở chố ở nhà thì hiếu với cha mẹ, tại triều thì trung với vua cùng với điều mà gọi là “nhân thần” 人臣, là “nhân phụ” 人妇  cần phải giữ tiết tháo chính trị và trinh tháo, đối với xã hội cùng với giai tiếp cần phải giữ tinh thần thực tiễn giữ nghĩa và làm điều nghĩa. “Trung, hiếu, tiết, nghĩa” trở thành thường dùng được lưu hành trong xã hội lúc bấy giờ, không chỉ thường xuất hiện trong luận trước của những tư tưởng gia, mà còn thường xuất hiện trong tiểu thuyết, hí khúc, đàn từ thời Minh Thanh, thậm chí cũng xuất hiện ở cổng nhà, bảng hiệu, bài phường, tiền tề, tô chậu chén bát … dùng hình thức vật hoá để thể hiện giá trị hạt nhân đối với dân chúng cùng với sự truy cầu mĩ đức truyền thống.

5-Hệ thống mĩ đức thời cận đại

          Lương Khải Siêu luận về mĩ đức truyền thống

          Văn nhân cận đại Lương Khải Siêu 梁启超đối với tư tưởng luân lí đạo đức cận đại đã tiến hành thâm nhập suy nghĩ, tác phẩm “Luận công đức” 论公德 và “Luận tư đức” 论私德 mà ông viết đã thể hiện kiến giải mới đối với đạo đức.

          Bản thể của đạo đức chỉ một mà thôi, nhưng phát ra bên ngoài thì có công và tư. Người người tự độc thiện kì thân, gọi đó là tư đức, người người thiện cùng với quần thể, gọi đó là công đức, cả hai đều không thể thiếu trong đời một người. Không có tư đức thì không thể đứng vững, hợp với vô số thấp hèn, hư nguỵ, tàn nhẫn, ngu dốt khiếp nhược, không thể có ích cho đất nước. Không có công đức thì không thể đoàn kết, tuy có vô số ràng buộc để bản thân tốt đẹp, liêm khiết cẩn thận, nhưng vẫn không thể có ích cho đất nước.”

          Lương Khải Siêu cho rằng, Trung Quốc trước giờ vốn thiếu quan niệm công cộng, quan tâm đoàn thể, dẫn đến chính trị không tiến bộ, quốc gia không xương thịnh, nhân đó mà ông đã ra sức đề xướng công đức. cho rằng công đức được kiến lập trên cơ sở quần thể và quốc gia, kêu gọi mọi người có ý thức quốc dân. Tuy Lương Khải Siêu chủ trương cần phải học tập đạo đức lí luận của phương tây để thực hiện sự cách tân đạo đức quần chúng, nhưng xem xét đang ở vào thời kì quá độ đương thời, ông cho rằng trong tình hình giáo dục quốc dân trước mắt vẫn chưa phát đạt, không để tâm đến hiện thực xã, phải nhanh chóng học tập đạo đức mới của phương tây, muốn duy trì trật tự xã hội Trung Quốc, vẫn phải dựa vào đạo đức cũ. Nhưng đối với đạo đức cũ, ông không hề  nhắm mắt khẳng định toàn bộ, mà là chủ trương tiến hành chuyển hoá mang tính sáng tạo, bảo lưu những đạo đức mà có giá trị phổ biến trong đó.

          Tôn Trung Sơn luận về mĩ đức truyền thống

          Tôn Trung Sơn 孙中山tiên sinh đề xuất “tân bát đức” 新八德: trung hiếu nhân ái, tín nghĩa hoà bình 忠孝仁爱, 信义和平. Nhìn chung “bát đức” mà hình thành vào đời Tống với “tân bát đức” mà Tôn Trung Sơn đề xướng, thực chất sự sai biệt thực thể hiện ở chỗ lấy quốc gia làm gốc hay lấy dân làm gốc. Tôn Trung Sơn căn cứ vào nhu cầu cách mạng dân chủ đương thời, rất coi trọng mĩ đức truyền thống, nó có ý nghĩa trọng yếu đối với việc phục hưng dân tộc, đồng thời cho rằng trong hình thế đương thời, nghĩa vụ trung với quốc gia càng trọng yếu hơn. Nhân đó, đầu tiên coi trọng trung đức, nên trên cơ sở kế thừa mĩ đức truyền thống, đề xuất “tân bát đức”. Đến năm 1934, chính phủ Quốc Dân tại Nam Xương 南昌 phát khởi “tân sinh hoạt vận động” 新生活运动 (phong trào sinh hoạt mới), trên cơ sở “tân bát đức”, gia thêm “lễ, nghĩa, liêm, sỉ”, trở thành giá trị quan hạt nhân mà họ trường kì thực hiện, nói tắt là “tứ duy bát đức” 四维八德./.  (hết)

                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 09/4/2024

Nguồn

ĐẠI HỌC NGỮ VĂN

大学语文

Chủ biên: Do Á Bình 由亚萍, Trần Hoành 陈宏

Bắc kinh: Trung Quốc Nhân Dân đại học xuất bản xã, 2023.

 

Previous Post Next Post