Sáng tác: Phiên hương lệnh - Phồn sương điêu tạ bắc đường huyên (HCH)

 

翻香令

繁霜凋謝北堂萱

屺山雲暗鶴朝天

腸九曲

悲相續

自此年

缺月與枯泉

五更輾轉盡難眠

枕邊長夜聽啼鵑

早星現

殘燈滅

靜檐軒

香灶冷炊烟 

PHIÊN HƯƠNG LỆNH

Phồn sương điêu tạ bắc đường huyên

Khỉ sơn vân ám hạc triều thiên

Trường cửu khúc

Bi tương tục

Tự thử niên

Khuyết nguyệt dữ khô tuyền

Ngũ canh triển chuyển tận nan miên

Chẩm biên trường dạ thính đề quyên

Tảo tinh hiện

Tàn đăng diệt

Tĩnh thiềm hiên

Hương táo lãnh xuy yên

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 22/3/2024 

Bắc đường huyên 北堂萱: Cỏ huyên ở bắc đường.

Cỏ huyên còn gọi là “Tử huyên”, “Lộc tiễn”, “Kim châm thái”, “Nghi nam thảo”. “Vong ưu thảo”, “Liệu sầu”.

Thời cổ ở Trung Quốc sớm đã có loài hoa đại biểu cho mẹ (mẫu thân hoa 母親花), đó là huyên thảo萱草 (hoa hiên). Huyên thảo tượng trưng cho tính ôn nhu, hàm súc, hiền lành, chất phác, kiên nhẫn và tinh thần dâng hiến hi sinh của nữ giới, nên “huyên thảo” được người Trung Quốc lấy làm loài hoa đại biểu cho mẹ.

Người xưa cho rằng lấy chồi non của loại cỏ này làm rau, ăn vào có thể khiến người ta như bị say, làm cho quên đi ưu phiền, cho nên cũng gọi là “vong ưu thảo” 忘憂草, “vong ưu vật” 忘憂物.

Trong Thi kinh – Vệ phong – Bá hề 詩經 - 衛風 - 伯兮có câu:

Yên đắc huyên thảo

 Ngôn thụ chi bối

焉得谖草

言树之背

(Làm sao có được cây cỏ huyên

Trồng nó ở nhà phía bắc)

     Trong Mao truyện 毛傳ghi rằng:

Huyên thảo linh nhân vong ưu; bối, bắc đường dã.

萱草令人忘憂; , 北堂也.

(Huyên thảo làm cho người ta quên đi ưu phiền; bối là nhà phía bắc.)

Bắc đường 北堂: Vào thời cổ là nơi phụ nữ cư trú, chỉ phía sau căn phòng phía đông, nơi phụ nữ giặt rửa, cho nên mượn “bắc đường” để chỉ mẹ. Về sau dùng “huyên thảo” để chỉ nơi ở của mẹ, cũng mượn để ví mẹ. Người con khi đi xa sẽ trồng cỏ huyên ở bắc đường, hi vọng mẹ sẽ giảm được nỗi nhớ con mà quên đi ưu phiền. Nhân đó “bắc  đường thụ huyên” 北堂樹萱 (trồng cỏ huyên ở bắc đường) có thể làm cho người ta quên đi sầu muộn, dẫn đến ý nghĩa tình mẫu tử. … (trích)

http://www.renminbao.info/229/11805.htm

Khỉ sơn 屺山: Điển xuất từ bài “Trắc hỗ” 陟岵phần Nguỵ phong trong Kinh thi:

Trắc bỉ khỉ hề

Chiêm vọng mẫu hề

陟彼屺兮

瞻望母兮

(Trèo lên núi khỉ (núi trọc) kia

Mà trông ngóng mẹ ta)

          Đời sau dùng “Trắc hỗ” 陟岵 (trèo lên núi hỗ - núi có cây cỏ) ví nhớ đến cha, “trắc khỉ” 陟屺 (trèo lên núi khỉ - núi không có cây cỏ) ví nhớ đến mẹ.

Khỉ sơn vân ám 屺山雲暗: Mây che núi khỉ, thành ngữ này dùng để ví mẫu thân qua đời.

Trường cửu khúc 腸九曲: Tức “cửu khúc hồi trường” 九曲回腸hoặc “cửu khúc đoạn trường” 九曲斷腸, hình dung sự thống khổ, u sầu đến cực điểm.

          Điển xuất từ “Báo Nhậm Thiếu Khanh thư” 报任少卿书 của Tư Mã Thiên 司马迁:

          Bộc dĩ khẩu ngữ, ngộ tao thử hoạ, trùng vi hương đảng sở lục tiếu, dĩ ô nhục tiên nhân. Diệc hà diện mục phục thướng phụ mẫu chi khâu mộ hồ. Tuy luỹ bách thế, cấu di thậm nhĩ. Thị dĩ, trường nhất nhật nhi cửu hồi. Cư tắc hốt hốt nhược hữu sở vong, xuất tắc bất tri kì sở vãng.

僕以口語, 遇遭此禍, 重爲鄉黨所戮笑, 以污辱先人. 亦何面目復上父母之丘墓乎. 雖累百世, 垢彌甚耳. 是以, 肠一日而九回. 居則忽忽若有所忘, 出則不知其所往.

(Thần chỉ vì lời can mà chịu tội, lại bị hàng xóm chế giễu, ô nhục đến tổ tiên, còn mặt mũi nào mà đến phần mộ cha mẹ nữa. Tuy đến trăm đời, nỗi nhục này càng lớn. Cho nên thần một ngày mà ruột quặn thắt chín lần. Ở nhà thì hoảng hốt nhớ nhớ quên quên, ra ngoài thì không biết đi đến nơi nào.)

(Phần Hán văn theo “Cổ văn”, tập 2 của Hoàng Khôi. Bộ giáo dục. trung tâm học liệu, xuất bản năm1970)

           “Ruột đau chín chiều” mà ta nói, xuất phát từ điển này.

          Ca dao có câu:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều

          Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng viết:

Khi tựa gối khi cúi đầu

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày

(câu 487 – 488)

Nàng còn đứng tựa hiên tây

Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ

(câu 569 – 570)

Triển chuyển 輾轉: Trằn trọc ngủ không được. Điển xuất từ bài “Quan thư” 關雌 phần Chu Nam trong Kinh thi:

Du tai du tai

Triển chuyển phản trắc

悠哉悠哉

輾轉反側

(Nhớ mong thay, nhớ mong thay

Trằn trọc nằm không yên)

 

Previous Post Next Post