NHÂN NHẬT
“Nhân
nhật tiết” 人日节cũng gọi là “Nhân thắng tiết” 人胜节,
“Nhân khánh tiết” 人庆节, “Thất nguyên tiết” 七元节.
Lễ tiết nay ngay nay tuy đã tiêu vong, nhưng vào thời cổ lại là một lễ tiết lớn.
Ghi chép sớm nhất về “Nhân nhật tiết” 人日节là trong “Chiêm
thư” 占书 của Đông Phương Sóc 东方朔 đời Hán:
Tuế
hậu bát nhật, nhất nhật kê, nhị nhật khuyển, tam nhật thỉ, tứ nhật dương, ngũ
nhật ngưu, lục nhật mã, thất nhật nhân, bát nhật cốc. Kì nhật thanh minh, tắc sở
sinh dục vật, âm tắc tai.
岁后八日, 一日鸡, 二日犬, 三日豕, 四日羊, 五日牛, 六日马, 七日人, 八日谷. 其日清明, 則所生育物, 阴則灾.
(Tám ngày
sau khi bước vào năm mới, ngày đầu tiên là gà, ngày thứ hai là chó, ngày thứ ba
là heo, ngày thứ tư là dê, ngày thứ năm là trâu, ngày thứ sáu là ngựa, ngày thứ
bảy là con người, ngày thứ tám là thóc lúa. Vào ngày đó tiết trời trong sáng,
sinh trưởng nuôi dưỡng muôn vật, nếu âm u là tai hoạ)
Đó là lấy
thiên khí để dự đoán sản vật và nhân sự của môt năm: Nếu ngày đó trong sáng thì
tương ứng với việc người và con vật cả hai đều hưng vượng, nếu âm u thì có tai
hoạ. Nhưng tại sao tám ngày sau khi bước vào năm mới lại có sự tương quan với một
số gia súc gia cầm, đồng thời lại còn có mỗi quan hệ với con người? Điều này có
thể liên quan đến thuyết “Nữ Oa tạo nhân” 女娲造人trong thần thoại cổ đại Trung Quốc.
Trong Phong
tục thông nghĩa 风俗通义có chép:
Tục
thuyết thiên địa khai tịch, vị hữu nhân dân, Nữ Oa đoàn hoàng thổ tác nhân, kịch
vụ, lực bất hạ cung, nãi dẫn thằng nê trung, cử dĩ vi nhân.
俗说天地开辟, 未有人民, 女娲抟黄土作人, 剧务, 力不暇供, 乃引绳泥中, 举以为人.
(Theo lời
tục nói rằng lúc trời đất mở mang, chưa có nhân dân, Nữ Oa đã dùng bùn đất vàng
nặn thành con người, làm hết sức, không có lúc nghỉ ngơi, bà bèn lấy dây thừng đằm
vào vũng bùn rồi vung lên bùn văng ra thành hình người)
Trong Thái
Bình ngự lãm 太平御览chuyển dẫn lời chú trong Đàm tẩu 谈薮:
Nhất
thuyết, thiên địa sơ khai, dĩ nhất nhật tác kê, thất nhật tác nhân.
一说, 天地初开, 以一日作鸡,七日作人.
Một
thuyết khác, lúc trười đất mới bắt đầu mở mang, lấy ngày thứ nhất làm ra gà, ngày
thứ bảy làm ra người)
Từ
trong những cổ tịch có thể thấy, xác tín của người Trung Quốc cổ xưa là tin Nữ Oa tạo ra con người, đồng thời từ
ngày đầu tiên của năm đến ngày thứ tám, lần lượt tạo ra gà, chó, heo, dê, trâu,
ngựa, con người và thóc lúa. Từ giác độ thần thoại mà nói, “nhân nhật” chính là
sinh nhật của con người, cũng là sinh nhật của gia đình. Ngày mùng 7 tháng Giêng
chính thức trở thành “nhân nhật tiết” có khả năng là từ đời Tấn. Trong Kinh
Sở tuế thời kí 荆楚岁时记có chép:
Chinh
nguyệt thất nhật vi nhân nhật, dĩ thất thái vi canh. Tiễn thái vi nhân hoặc kim
bạc vi nhân, dĩ thiếp bình phong, diệc đới chi đầu mấn. Hựu tạo hoa thắng tương
di, đăng cao phú thi.
正月七日为人日, 以七菜为羹. 剪彩为人, 或金簿为人, 以贴屏风, 亦戴之头鬓. 又造华胜相遗, 登高赋诗.
(Mùng 7
tháng Giêng là “nhân nhật”, dùng 7 loại rau làm món canh. Cắt giấy màu thành hình
người hoặc dùng giấy thếp vàng làm thành hình người dán lên bình phong, cũng cài
lên tóc. Lại làm ra loại đồ trang sức trên đầu tặng nhau, lên cao làm thơ)
Đương thời, các tập tục vào tiết “nhân nhật” đã hình thành, như ăn món canh 7 loại rau, dùng giấy cắt thành hình người, phụ nữ tặng nhau đồ trang sức trên đầu, đăng cao đạp thanh, những tập tục này đánh dấu việc người xưa đã xem “nhân nhật” là một lễ tiết.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 12/02/2024
Mùng 3 tết Giáp Thìn
Nguồn
BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
不可不知的3000个文化常识
Biên soạn: Tinh Hán 星汉