Sáng tác: Giảm lan - Thiều quang lưu chuyển (HCH)

 

减蘭

韶光流轉

綠暗紅稀香已淺

嫩草青青

燕去鶯來杜武爭

碧天萬里

朱明氣爽南風起

樹上蟬鳴

火噴墻頭石榴傾

 GIẢM LAN

Thiều quang lưu chuyển

Lục ám hồng hi hương dĩ thiển

Nộn thảo thanh thanh

Yến khứ oanh lai đỗ vũ tranh 

Bích thiên vạn lí

Chu minh khí sảng nam phong khởi

Thụ thượng thiền minh

Hoả phún tường đầu thạch lựu khuynh

Huỳnh Chương Hưng

Quy Nhơn 02/01/2024 

Lục ám hồng hi 绿暗红稀: Tức “màu xanh rậm rạp, màu hồng thưa thớt”,  ý nói thời gian đã vào lúc cuối xuân đầu hạ. Cuối xuân hoa còn lại thưa thớt, đầu hạ cành lá đã rậm rạp. Mượn từ câu trong bài Mộ xuân Sản thuỷ tống biệt 暮春滻水送别  của Hàn Tông 韩琮 thời Đường:

Lục ám hồng hi xuất Phụng thành

Mộ vân lâu các cổ kim tình

Hành nhân mạc thính cung tiền thuỷ

Lưu tận niên quang thị thử thanh

绿暗红稀出凤城

暮云楼阁古今情

行人莫听宫前水

流尽年光是此声

(Đương lúc lá xanh đã rậm, hoa xuân đã thưa, rời khỏi Kinh thành

Mây chiều sà xuống nơi lầu các, ẩn chứa biết bao tình cảm u buồn xưa nay

Người đi xa chớ có nghe tiếng nước chảy ở trước cung

Bởi vì làm trôi hết năm tháng chốn nhân gian chính là tiếng đó)

https://baike.baidu.com/item/%E6%9A%AE%E6%98%A5%E6%B5%90%E6%B0%B4%E9%80%81%E5%88%AB

          Câu 370 “thưa hồng rậm lục” trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã dịch từ cụm “lục ám hồng hi” này.

Lần lần, ngày gió đêm trăng

Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua

(“Truyện Kiều” 369 – 370)

Đỗ Vũ 杜宇: Một tên gọi khác của chim Đỗ quyên 杜鵑. Ngoài “Đỗ Vũ”, “Đỗ quyên”ra, chim Đỗ quyên có nhiều biệt xưng như: “Tử quy” 子规, “Tạ Báo” 谢豹, “Thôi Quy” 催归, “Đỗ phách” 杜魄, “Đỗ Vũ phách” 杜宇魄, “Thục phách” 蜀魄, “Thục vương phách” 蜀王魄, “Thục hồn” 蜀魂, “Thục đế hồn” 蜀帝魂, “Thục Vũ hồn” 蜀宇魂, “Thục quyên” 蜀鵑, “Vọng đế” 望帝

Chu minh 朱明: chỉ mùa Hạ. Trong Nhĩ nhã – Thích thiên 尔雅 - 释天 có viết:

Hạ vi chu minh

夏为朱明

(Mùa hạ gọi là chu minh)

          Huấn hỗ học gia Quách Phác 郭璞 thời Đông Tấn chú rằng:

Khí xích nhi quang minh

气赤而光明

(Khí đỏ mà tươi sáng)

Hoả phún tường đầu thạch lựu khuynh 火噴墻頭石榴傾: Mượn ý từ câu 1308 trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông

(“Truyện Kiều” 1307 – 1308)

Previous Post Next Post