Dịch thuật: Chữ "cung" 宫 và chữ "xá" 舍

 

CHỮ “CUNG VÀ CHỮ “XÁ”  

Chữ “cung”

          Nói đến cung, người ta dễ dàng nghĩ ngay đến cung điện. Kì thực, cung lúc ban đầu chẳng qua là phòng ốc dùng trụ để chống đỡ, không hoa lệ chút nào. Chữ “cung” trong giáp cốt văn, giống một toà kiến trúc với nhiều cửa sổ, biểu thị gần với huyệt cư. Cũng có cách nói, chữ “cung” giống đem một gian phòng lớn phân thành mấy gian phòng nhỏ. Theo truyền thuyết, sau đời Tần Hán, chữ này trở thành từ chuyên dụng của đế vương hoàng gia, bách tính thì dùng chữ “thất” . Chữ “cung” trong giáp cốt văn so với ngày nay dường như không thay đổi mấy.

Chữ “xá”

          “Xá” hoàn toàn là chữ tượng hình, chỉ phòng ốc. Chữ “xá” trong kim văn giống như gian nhó cỏ, bên trên là mái, ở giữa là rường và trụ, phía dưới là tường và nền. Đến tiểu triện, nét ngang ở giữa chữ “xá” biến thành cong, giống như hình dạng đấu củng, khiến nhìn phòng ốc có vẻ vững chắc hơn.

          Thời cổ hành quân 30 dặm là một “xá” . Có thành ngữ “Thoái tị tam xá” 退避三舍.

Quá trình diễn biến của chữ “cung”  

Kim văn      Tiểu triện      Lệ thư      Khải thư

Phụ lục của người dịch

Thoái tị tam xá 退避三舍: Trong Tả truyện – Hi Công Nhị thập tam niên 左传 - 僖公二十三年có chép:

Thời Xuân Thu, Tấn Hiến Công 晋献公nghe lời gièm pha, giết thái tử Thân Sinh 申生, lại sai người bắt em của Thân Sinh là Trùng Nhĩ 重耳. Trùng Nhĩ nghe được vội đào thoát sang nước Tấn, sống lưu vong bên ngoài mười mấy năm. Trải qua gian khổ, Trùng Nhĩ đến nước Sở. Sở Thành Vương 楚成王cho rằng Trùng Nhĩ ngày sau làm nên việc lớn bèn tiếp đãi theo lễ quốc quân, xem như thượng khách. Ngàu nọ, Sở Vương bày tiệc chiêu đãi Trùng Nhĩ, hai người vui uống, cỏ vẻ hợp nhau. Đột nhiên Sở Vương hỏi Trùng Nhĩ:

          - Nếu công tử sau này về lại nước Tấn làm quốc quân, thì sẽ báo đáp ta như thế nào?

          Trùng Nghĩ suy nghĩ rồi đáp:

          - Mĩ nữ, thị tùng, lụa là ngọc báu, đại vương đều có đủ, trân cầm dị thú, ngà voi da thú thì nước Sở sản xuất nhiều. Nước Tần làm gì có kì trân dị bảo để hiến tặng đại vương?

          Sở Vương nói rằng:

          - Công tử quá khiêm tốn. Tuy là nói như thế, nhưng phải có gì để biểu thị chứ?

          Trùng Nhĩ cười đáp rằng:

          - Nhờ phúc của đại vương. Nếu quả sau này về nước nắm giữ triều chính, tôi nguyện sẽ là bạn tốt của quý quốc. Giả như có một ngày, hai nước Tấn Sở phát sinh chiến tranh, tôi nhất định sẽ lệnh cho quân đội trước tiên tránh lui ba “xá”, nếu vẫn không thể được ngài thông cảm, thì lúc đó tôi mới giao chiến với ngài.

          Bốn năm sau, quả thực Trùng Nhĩ về lại nước Tấn lên làm quốc quân, chính là Tấn Văn Công 晋文公nổi tiếng trong lịch sử. Dười tài cai trị của ông, nước Tấn ngày mạnh lớn mạnh.

          Từ câu mói của Trùng Nhĩ “tránh lui ba “xá” (thoái tị tam xá), người ta lấy đó làm thành ngữ. Thành ngữ này ví với việc nhượng bộ đối phương để tránh xảy ra xung đột.

https://baike.sogou.com/v179581060.htm

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 12/10/2023

Nguồn

HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU

TỔ TIÊN ĐÍCH SINH HOẠT

汉字小时候

祖先的生活

Biên soạn: Dương Quân 杨军

Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục xuất bản xã, 2018

Previous Post Next Post