Dịch thuật: "Sa" trong mũ ô sa

 

“SA” TRONG MŨ Ô SA

          “Sa” , có “ti sa” 丝纱 (1), “ma sa” 麻纱 (2), “miên sa” 棉纱 (3) … Nếu hỏi: “sa” trong mũ ô sa (ô sa mạo 乌纱帽) là loại sa nào? Có thể không cần phải suy nghĩ trả lời rằng: “ti sa” 丝纱.

          Loại mà ngày nay gọi là “sa” , nhìn chung đều chỉ “miên sa” 棉纱hoặc “ma sa” 麻纱. Nhưng việc trồng “miên hoa” 棉花 ở thời cổ phải đến đời Nguyên mới phổ cập đại giang nam bắc, “miên sa” 棉纱tất phải sau này, lúc thịnh của nó đã là loại sản vật cận đại do máy chế tạo. “Sa” do loại “ma” dệt thành rất mịn, cũng là của thời cận đại. Nhân đó, “sa” của cả thời cổ đại đều chỉ “ti sa” 丝纱.

          “Sa” sớm nhất được viết là (sa). Trong Chu lễ - Nội ti phục 周礼 - 内丝服 có câu:

Chưởng vương hậu chi lục phục ….. tố sa.

掌王后之六服 ….. 素沙

(Nắm giữ việc chế tạo sáu loại phục trang cho vương hậu ….. tố sa)

          Ở đây nói dùng “tố sa” để may lót bên trong áo của sáu loại trang phục.

          Chữ (sa) theo bộ (mịch) với (sa); chữ (sa) tỉnh lược dùng làm thanh phù, chỉ loại dệt phẩm có những lỗ nhỏ như hạt cát thông thấu. Sa sớm nhất là loại sản sinh từ việc cần phải sàng lọc, dùng sợi tơ nhỏ nhất dệt thành, những lỗ nhỏ thông thấu phân bố dày và đều nhau, độ thông thấu cần đạt đến 75%. Cho nên đặc biệt nhẹ mềm và thông thoáng. Loại không nhuộm màu là “tố sa” 素纱. Cũng có thể nhuộm màu. Thời Tần Hán, chủ nô lệ và quý tộc phong kiến đa phần đều dùng nó để may áo mùa hè và dùng để lót bên trong.

Năm 1970, ở Nguỵ Doanh Tử 魏营子Triều Dương 朝阳 Liêu Ninh 辽宁trong ngôi mộ thời Tây Chu đã phát hiện “phương khổng sa” 方孔纱 đường dệt ngang dọc mỗi cm là 20 x 20 sợi.

Năm 1972, ở ngôi mộ số 2 và số 2 tại Mã Vương Đôi 马王堆 Trường Sa 长沙  trong số những vật bằng tơ cũng đã phát hiện một chiếc “tố sa thiền y” 素纱禅衣  mỏng như cánh ve, chỉ nặng 49gr, chưa tới 1 lượng. ngang dọc mỗi cm là 62 x 62 sợi.

Công dụng cúa “sa” rất nhiều. ngoài dùng để may phục trang ra, còn được dùng để làm màn. Mã Dung 马融thời Đông Hán, khi dạy đệ tử, theo truyền thuyết, đã trang trí rất xa hoa:

Thường toạ cao đường, thi ráng sa trướng, tiền thụ sinh đồ, hậu liệt nữ nhạc.

常坐高堂, 施绛纱帐, 前授生徒, 后列女乐.

(Thường ngồi ở cao đường, buông sa trướng đỏ, phía trước dạy học trò, phía sau bày nữ nhạc).

                                               (Đông quan Hán kí - 东观汉觊)

          “Ráng” là sắc đỏ đậm. Sau thời Lục Triều, sa phần nhiều được dùng làm quan phục. Quan phục dùng “hoàng sa” 黄纱, “ráng sa” 绛纱, mũ (quan ) dùng “ô tất sa” 乌漆纱, loại đội trên đầu quen gọi là “ô sa mạo” 乌纱帽.

          Trong Bắc Tề thư – Bình Thái Vương Quy Ngạn truyện 北齐书 - 平泰泰王归彦传 có đoạn:

          Tề chế: Cung nội duy thiên tử sa mạo, thần hạ giai nhung mạo, đặc tứ Quy Ngạn sa mạo dĩ sủng chi.

          齐制: 宫内唯天子纱帽, 臣下皆戎帽, 特赐归彦纱帽以宠之.

          (Theo chế độ của triều Tề: Trong cung chỉ có thiên tử đội sa mạo, bề tôi đều đội nhung mạo, đặc biệt ban cho Quy Ngạn sa mạo thể hiện sự sủng ái ông ta)

          Về sau, phàm là quan văn đều đội ô sa mạo, trở thành tiêu chí của kẻ sĩ. Hiện nay, “ô sa mạo” 乌纱帽 được xem là từ dùng để chỉ người làm quan, sử dụng rất rộng.

          Do bởi việc sử dụng ngày càng rộng, từ thời Đường Tống, sa đã có sự phát triển rất lớn, chủ yếu thịnh hành ở Giang Nam 江南. Đời Đường, Cổ Việt Châu 古越州đã sản xuất mấy chục loại như “Ngô sa” 吴纱, “khinh dung” 轻容, “hoa sa” 花纱… Vùng Lưỡng Chiết thời Tống loại sa phẩm càng nhiều.

Chú của người dịch

1- Ti : Sợi tơ tằm.

2- Ma : Sợi đay, gai.

3- Miên : Sợi bông.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 21/7/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

中国古代文化常识

Tác giả: Hoàng Kim Quý 黄金贵

Bắc Kinh: Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ti, 2022

Previous Post Next Post