Dịch thuật: Kiến trúc chùa Phật (kì 2)

 

KIẾN TRÚC CHÙA PHẬT

(kì 2)

Chùa Phật mang nét đặc sắc Trung Quốc

          Chùa Phật Ấn Độ sau khi truyền vào Trung Quốc, rất nhanh chóng đã kết hợp hình thức kiến trúc cung điện truyền thống của Trung Quốc, trở thành kiến trúc Phật giáo mang phong cách kiến trúc Trung Quốc. Thời Nguỵ Tấn Nam Bắc triều, chùa Phật đã áp dụng kết cấu và cách thức theo kiểu sân vườn truyền thống Trung Quốc, thâm nhập sân vườn lớp lớp tầng tầng. Đến thời Tuỳ Đường, do bởi đời Tuỳ tôn sùng đạo Phật, xây dựng rộng rãi chùa Phật, thí độ tăng ni, đến đời Đường lớn mạnh, bao dung các tôn giáo, cũng đề xướng thờ Phật, nhân đó mà hai đời Tuỳ Đường, Phật giáo phát triển nhanh chóng, khiến người đời ngạc nhiên. Vào thời này, Phật điện thờ Phật trở thành chủ thể của tự viện, tháp được chuyến đến hậu điện, hoặc một tháp viện khác, điều này khác rất xa đối với chùa Phật Ấn Độ lấy tháp làm trung tâm, nó đã hoàn toàn đã Trung Quốc hoá, thế tục hoá.

          Chùa Phật Trung Quốc áp dụng hình thức kiến trúc cung điện truyền thống, nhìn chung lấy Phật đường 佛堂 (cũng gọi là “Chính đường” 正堂, “Đại điện” 大殿hoặc “Đại hùng bảo điện” 大雄宝殿) làm chủ thể, thể hiện một cách tập trung phong cách và đặc điểm kiến trúc truyền thống Trung Quốc. Kiến trúc chùa Phật Trung Quốc có ý đem không gian trong và ngoài mơ hồ hoá, chú trọng sự hỗ tương chuyển hoá không gian nội thất ngoại không. Điện đường, cửa lớn cửa sổ, đình tạ, hành lang đều mở trắc diện, hình thành hiệu quả thông thấu của sự linh hoạt “diệc hư diệc thực” 亦虚亦实, “diệc động diệc trệ” 亦动亦滞. Kiến trúc chùa Phật Trung Quốc có nhiều không gian thất ngoại, nhưng nó hoàn toàn không bài xích cảnh trí tự nhiên bên ngoài, mà đem tự nhiên đưa vào trong đó. Đúng như câu “thâm sơn tàng cổ tự” 深山藏古寺, chú trọng “nội liễm hàm súc” 内敛含蓄. Chủ động đem bản thân và tự nhiên dung hợp lại, trên thực tế là một phương thức khẳng định tự ngã: chùa đã ẩn chốn thâm sơn cũng trở thành một bộ phận của thâm sơn, “Thác thể đồng sơn a” 托体同阿 (kí thác thân này nơi núi) (1), kiến trúc và tự nhiên dung hợp làm nhất thể, chính là sự thể hiện sinh động tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” 天人合一thời cổ của Trung Quốc, cũng là nguyên nhân chùa Phật Trung Quốc thường chọn chốn danh sơn u lâm. …

                                                                                (còn tiếp)

Chú của người dịch

1- Câu này trong bài Nghĩ vãn ca từ tam thủ 拟挽歌辞三首của Đào Uyên Minh 陶渊明 đời Tấn.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                                 Quy Nhơn 07/7/2023 

Nguồn

TỰ MIẾU DỮ ĐẠO QUÁN KIẾN TRÚC

寺庙与道观建筑

Tác giả: Vương Tuấn 王俊

Bắc Kinh: Trung Quốc thương nghiệp xuất bản xã, 2022

Previous Post Next Post