Dịch thuật: Chữ "môn" 门 và chữ "hướng" 向

 

CHỮ “MÔN    VÀ CHỮ “HƯỚNG”

Chữ “môn”

          Ở trên là chữ “môn” trong giáp cốt văn, rất giống hình dạng hai cánh cửa. Chữ “môn” trong kim văn, tiểu triện, lệ thư biến hoá không lớn lắm. Trong quan niệm của người xưa, cửa một cánh là “hộ” , cửa hai cánh là “môn” . Cửa thời hiện tại đa phần là “đơn phiến” 单扇 (một cánh), cửa “đơn phiến” thời cổ được gọi là “hộ” , là một nửa của “môn” . Nhân đó trong mắt người xưa, cửa lớn ở phía ngoài cùng nhất đều là hai cánh, cửa bên trong nhỏ hơn là một cánh. Hiện tại “môn” và “hộ” không còn có sự phân biệt nữa.

Chữ “hướng”

          Thời cổ cửa sổ có tên như thế nào? Chữ “hướng” trong giáp cốt văn lúc ban đầu giống như phía bên trên của nhà trổ một cái miệng (khẩu ), dùng để biểu thị cửa sổ. Trong Thi – Bân phong – Thất nguyệt - 豳风 -七月 có đoạn:

Thất nguyệt tại dã

Bát nguyệt tại vũ

Cửu nguyệt tại hộ

Thập nguyệt tất suất nhập ngã sàng hạ

Khung trất huân thử

Tắc hướng cận hộ.

七月在野

八月在宇

九月在户

十月蟋蟀入我床下

穹窒熏鼠

塞向墐户

(Tháng 7 dế còn ở ngoài đồng

Tháng 8 dế vào đến thềm nhà

Tháng 9 dế vào tận trong nhà

Tháng 10 dế đã ở dưới giường của ta

Bịt hang chuột để xông lũ chuột

Dán kĩ cửa sổ phía bắc để ngăn gió)

“Hướng” ở đây chỉ “song hộ” 窗户(cửa sổ), về sau mới dẫn đến nghĩa phương hướng, phương vị.

Chữ "hướng" 


Quá trình diễn biến của chữ (môn)

 

Kim văn  Tiểu triện  Lệ thư  Khải thư (phồn thể)  Khải thư (giản thể) 

                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 06/7/2023

Nguồn

HÁN TỰ TIỂU THỜI HẬU

TỔ TIÊN ĐÍCH SINH HOẠT

汉字小时候

祖先的生活

Biên soạn: Dương Quân 杨军

Tây An: Thiểm Tây Nhân dân Giáo dục xuất bản xã, 2018

Previous Post Next Post