Dịch thuật: Miếu hiệu, thuỵ hiệu, niên hiệu

 

MIẾU HIỆU, THUỴ HIỆU, NIÊN HIỆU

          Đế vương cổ đại Trung Quốc, ngoài họ và tên của họ ra, nhìn chung sau khi mất đều có miếu hiệu, thuỵ hiệu.

          Miếu hiệu 庙号là danh hiệu mà sau khi đế vương qua đời, được lập thất thờ tại Thái miếu 太庙 (gia miếu của hoàng đế).

          Thời thượng cổ, đế vương khi còn sống và sau khi qua đời đều dùng một tên. Về sau, người ta cảm thấy gọi trực tiếp tiên đế, tiên vương đã mất là không thoả đáng. Thế là thời Thương lúc tế tự dùng thiên can ngày sinh của họ để xưng hô, để bày tỏ sự cung kính. Như Thái Khang 太康, Thiều Khang 少康, Khổng Giáp 孔甲của  triều Hạ; Tổ Giáp 祖甲, Đế Ất 帝乙 của triều Thương.

          Thuỵ hiệu 谥号là xưng hiệu của đế vương hoặc người có địa vị sau khi qua đời, triều đình hoặc người đời sau dựa vào sự tích của họ lúc sinh thời mà đặt đặt cho biểu thị sự khen chê. Thuỵ hiệu xuất hiện sớm nhất vào triều Chu.

          Theo truyền thuyết, Chu Công 周公đặt ra thuỵ hiệu, mỗi vị thiên tử sau khi qua đời, căn cứ vào hành vi của họ lúc sinh tiền, đặt cho người đó một cái tên. Ví dụ như, Chu Vũ Vương 周武王 nhân vì có võ (vũ) công diệt triều Thương, sau khi mất có tên thuỵ là “Vũ” . Chu Văn Vương 周文王  nhân vì phát dương văn hoá, coi trọng sản xuất nông nghiệp của đất nước, quan tâm nội chính, có thuỵ hiệu là “Văn” . Cách đặt tên thuỵ này lưu truyền đến 2000 năm, mãi đến khi cách mạng Tân Hợi 辛亥 bộc phát mới bị mất cùng với vương triều Thanh.

          Nhìn chung, thuỵ hiệu của thần tử do triều đình ban tặng, nhìn chung lấy hai chữ là chiếm đa số, như Chư Cát Lượng 诸葛亮 thuỵ hiệu là “Trung Vũ” 忠武, Âu Dương Tu 欧阳修thuỵ hiệu là “Văn Trung” 文忠.

          Thuỵ pháp vào triều Tần cũng từng bị gián đoạn. Đó là nhân bởi Tần Vương Doanh Chính 嬴政sau khi thống nhất Trung Quốc, cho rằng đặt thuỵ hiệu là “tử nghị phụ” 子议父 (con bàn luận cha), “thần nghị quân” 臣议君 (bề tôi bàn luận vua), không thể được, thế là hạ lệnh phế bỏ thuỵ pháp. Về sau đến triều Hán, miếu hiệu, thuỵ hiệu mới được khôi phục lại.

          Sau thời Đông Hán, cũng từng xuất hiện tư thuỵ. Nó không phải do triều đình ban tặng, mà là do nho sinh bình phẩm đặt ra, như tư thuỵ của Đào Uyên Minh 陶渊明là “Tĩnh Tiết” 靖节.

          Niên hiệu 年号 là danh hiệu dùng ghi năm trong thời gian hoàng đế tại vị. Niên hiệu sớm nhất từ bắt đầu từ Hán Vũ Đế 汉武帝. Vị hoàng đế mới khi bắt đầu lên ngôi, phải thay đổi niên hiệu, gọi là “cải nguyên” 改元. Cùng một hoàng đế khi tại vị, cũng có cải nguyên. Hoàng đế hai triều Minh Thanh cơ bản không cải nguyên, tuyệt đại đa số chỉ có một niên hiệu, nhân đó có thể dùng niên hiệu làm xưng vị của hoàng đế. Như Minh Thần Tông 明神宗niên hiệu là Vạn Lịch 万历, được gọi là Vạn Lịch đế 万历帝, Thanh Cao Tông niên hiệu Càn Long 乾隆, được gọi là Càn Long đế 乾隆帝.

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 14/52023)

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 2018

Previous Post Next Post