Dịch thuật: Bất sính chi đồ (Thành ngữ cố sự)

 

BẤT SÍNH CHI ĐỒ

不逞之徒

Giải thích: Sính : xứng với lòng. Người không thoả mãn được dục vọng. Kẻ mang trong lòng sự bất mãn muốn gây loạn

Xuất xứ: Xuân Thu . Tả Khâu Minh 左丘明: Tả truyện – Tương Công thập niên 左传 - 襄公十年

          Thời Xuân Thu, các quý tộc nước Trịnh tranh quyền đoạt lợi. Tử Tứ 子驷sau khi giết Trịnh Hi Công 郑僖公, lập người con của Hi Công mới 5 tuổi là Gia lên làm quốc quân (tức Giản Công 简公), như vậy, ông ta đã thao túng quốc chính nước Trịnh. Không ít công tử đã liên hiệp lại phản đối Tử Tứ, chuẩn bị phát động chính biến. Tử Tứ biết được, bèn giết Tử Hồ 子狐, Tử Hi 子熙,  子侯, Tử Đinh 子丁. Hai người con của Tử Hồ lo sợ đã đào thoát đến nước Vệ, phái phản đối còn lại cũng không dám khinh cử vọng động.

          Tử Tứ đối với Uý Chỉ 尉止cũng có thành kiến sâu đậm, nhân đó, trong một chiến dịch tại nước Tấn, đã thống lĩnh liên quân chư hầu quốc công phạt nước Trịnh, Tử Tứ cố ý giảm thiểu số lượng binh xa của đội quân Uý Chỉ, đồng thời đối với số tù binh mà Uý Chỉ bắt được, Tử Tứ không tính đến cũng không tính công.

          Khi Tử Tứ hoạch định lại đường biên ruộng đất, đã chiếm lấy đất của mấy nhà như Tư thị 司氏, Đổ thị 堵氏, Hầu thị 侯氏, Tử Sư thị 子师氏. Thế là Tý , Tư , Đổ , Hầu , Tử Sư 子师 “ngũ tộc tụ quần bất sính chi nhân, nhân công tử chi đồ dĩ tác loạn” 五族聚群不逞之人, 因公子之徒以作乱 (Năm nhà quý tộc tụ họp một số người bất đắc chí, lấy lí do các công tử bị hại, phát động chính biến). Họ đánh vào trong cung, giết Tử Tứ, bắt lấy Trịnh Giản Công. Sau Tử Sản 子产 và Tử Kiều 子蟜phát binh, giết Uý Chỉ 尉止và Tử Sư Bộc 子师卜仆.  Hầu Tấn 侯晋và Đổ Nữ Phụ 堵女父cùng Tư thần 司臣 đào thoát ra nước ngoài, loạn sự mới được bình định.

         Thành ngữ “Bất sính chi đồ” 不逞之徒 là từ “bất sính chi nhân” 不逞之人 diễn biến mà ra.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng

                                                              Quy Nhơn 15/5/2023

Nguyên tác Trung văn

 BẤT SÍNH CHI ĐỒ

不逞之徒

TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ CỐ SỰ TỔNG TẬP

中国成语故事总集

(tập 1)

Chủ biên: Đường Kì 唐麒

Trường Xuân – Thời đại văn nghệ xuất bản xã, 2004

Previous Post Next Post