DANH XƯNG “CHIÊM BÀ” CÙNG LỊCH SỬ GIẢN
LƯỢC
(kì 1)
Trường kì tới nay, giới học thuật Trung Quốc khi thảo luận về văn hoá Việt Nam, dễ dàng đem bản đồ chính trị hiện đại của Việt Nam nhập vào với khái niệm địa lí lịch sử, ví dụ như khi luận thuật về văn hoá Việt Nam cổ đại (xem là một khái niệm địa lí), chỉ bàn đến văn hoá của dân tộc Kinh chủ thể, điều này không phù hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nhân vì từ thế kỉ thứ 15 trở về trước, ở Việt Nam chủ yếu tồn tại hai nền văn hoá lớn tương đối khác biệt, tức văn hoá Chiêm Bà 占婆và văn hoá tộc Kinh 京. Trình độ xán lạn của văn hoá Chiêm Bà từng không thua gì văn hoá tộc Kinh. Khi chúng ta luận bàn đến văn hoá Việt Nam, không thể chỉ đem dân tộc chủ thể Việt Nam – văn hoá tộc Kinh đánh đồng với văn hoá Việt Nam trong những thời kì lịch sử khác nhau. Từ thế kỉ 15 đến nay, văn hoá Chiêm Bà vẫn tồn tại, hơn nữa văn hoá Chiêm Bà cùng với văn hoá Mã Lai 马来càng có mối quan hệ mật thiết.
Trong sách này, từ “Chiêm Bà” 占婆có hai tầng ý nghĩa
- Một
là vương quốc Chiêm Bà cổ đại
- Hai
là các dân tộc liên quan đến Chiêm Bà cùng văn hoá của các dân tộc đó.
“Chiêm
Bà” 占婆cổ ngữ xưng là “Campa”, cổ tịch Trung Quốc ban đầu
xưng là “Lâm Ấp” 林邑, sau lại xưng là “Hoàn Vương” 环王, “Chiêm Bà” 占婆, “Hoàn Châu quốc” 环州国, “Chiêm Thành” 占城…
Tên gọi
“Lâm Ấp” 林邑được thấy sớm nhất trong Tam quốc chí 三国志phần truyện Lữ Đại 吕岱
do Trần Thọ 陈寿thời Nguỵ Tấn biên soạn, đến niên hiệu Chí Đức 至德 đời
Đường (năm 756 – năm 758), cổ tịch Trung Quốc đổi gọi là “Hoàn Vương” 环王. Tên gọi “Hoàn Vương” 环王được
thấy tương đối sớm trong Tư trị thông
giám 资治通鉴 quyển 219. Thế
kỉ thứ 9, tên gọi “Hoàn Vương” 环王bắt đầu được xưng là
“Chiêm Thành” 占城. Trong quyển bút kí đời Đường Lĩnh Biểu lục dị 岭表录异quyển thượng có chép:
Đường Càn Phù tứ niên (877 niên), Chiêm
Thành quốc tiến tuần tượng tam đầu. (1)
唐乾符四年 (877 年), 占城国进驯象三头. (1)
(Năm
Càn Phù thứ 4 đời Đường (năm 877), nước Chiêm Thành tiến cống 3 con voi đã được
thuần dưỡng)
Sử tịch
Trung Quốc từ đời Tống đến đời Minh đa phần xưng nước đó là “Chiêm Thành” 占城.
Khảo cứu
những bài minh khắc trên bia Chiêm Bà, tên gọi “Chiêm Bà” 占婆xuất hiện sớm nhất trong văn bia phạm văn năm 658 được
phát hiện tại tỉnh Quảng Nam 广南miền trung Việt Nam,
tức lần lượt xuất hiện lấy danh nghĩa phạm văn “Campapuryam” (Chiêm Thành) và “Sri
Campapura” (Chiêm vương). (2) Nhìn chung hiện tồn phạn văn Chiêm
Bà từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 15 và ghi chép ở những bài minh khắc trên
bia, từ “Chiêm Bà” 占婆 trước
giờ chưa sử dụng một cách đơn độc, mà là xuất hiện dưới hình thức dùng “Campapura” (phạm ngữ, ý nghĩa là Chiêm
Bà thành), “Sri Campapura” (phạm ngữ.
ý nghĩa là Chiêm Bà quốc vương), “Nagara
Campa” (Chiêm Bà ngữ, ý nghĩa là Chiêm Bà vương quốc), và “Urang Campa” (Chiêm Bà ngữ, ý nghĩa là
Chiêm Bà nhân dân). (3) Nhìn từ đó, “Chiêm Bà” 占婆, “Chiêm Thành” 占城
trong cổ tịch Trung Quốc đều là tên dịch âm của “Campa”. Còn như sự giải thích hai tên gọi “Lâm Ấp” 林邑và “Hoàn Vương” 环王,
giới học giả vẫn chưa có định luận.
Do bởi
Chiêm Bà tảo kì chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ một cách sâu đậm, tên gọi “Chiêm
Bà” 占婆rất có khả năng là lấy từ tên nước cổ Chiêm Ba 瞻波của Ấn Độ. “Chiêm Ba” 瞻波 tên tiếng phạm
tức “Campa”, là đô thành nước Ương
Ca 鸯伽 (Anga) của Ấn Độ cổ đại. di chỉ tại Ba Ca Nhĩ 巴迦尔 (Bhagalpur)
phụ cận bờ nam Hằng Hà 恒河bang Bỉ Cáp Nhĩ 比哈尔 (Bihar
– ND), nay tại giữa hai thôn Chiêm Bà Nạp Gia 占婆纳加(Campanagara) cùng Chiêm Bà Bổ Lợi 占婆补利 (Campapuri)
của Ấn Độ. (4) Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hoá Hán
sâu đậm (ở đây chỉ vương quốc do người tộc Kinh Việt Nam sáng lập), cách gọi
tên địa danh cũng từng chịu ảnh hưởng Trung Quốc, từ đó có thể suy đoán, rất có
khả năng “Chiêm Bà” 占婆 lấy từ tên nước cổ Ấn Độ.
Căn cứ
vào sự phân chia dân tộc của Việt
Trong lịch
sử, quốc thổ Chiêm Bà từng bao gồm từ nay là Hoành sơn 横山của
Việt
(còn
tiếp)
Chú của
nguyên tác
1- (Đường) Lưu Tuân 刘恂:
“Lĩnh Biểu lục dị” 岭表录异 quyển thượng, Chiêm Thành 占城, Vương Vân Ngũ 王云五chủ
biên: “Tùng thư tập thành sơ biên – ‘Lĩnh
Biểu lục dị’.” 丛书集成初编 – ‘岭表录异’ Thương vụ ấn thư quán, 1963 niên, đệ 6 hiệt.
2- Karl-Heinz Golzio (ed. ), Inscriptions of Campa, Shaker Verlag,
3- Karl-Heinz Golzio (ed. ), Inscriptions of Campa, Shaker Verlag,
4- Trần Giai Vinh 陈佳荣,
Tạ Phương 谢方, Lục Tuấn Lĩnh 陆峻岭:
“Cổ đại Nam Hải địa danh hối thích” 古代南海地名汇释, Trung Hoa
thư cục, 1986 niên, đệ 873 hiệt.
5- IOC-Champa, Champaka
3, Từ vựng Hroi-Việt,
Chú của người
dịch
Một số
từ trong nguyên tác có dấu ngang ở trên, như:
- “Campapuryam” có dấu ngang ở trên hai chữ “a”
- “Sri Campapura” có dấu ngang trên chữ “a” đầu tiên
- “Campapura” có dấu ngang trên chữ “a” đầu tiên
- “Campa” có dấu ngang trên chữ “a”;
- “
- “Campanagara” có dấu ngang trên chữ “a” thứ hai
- “Campapuri” có dấu ngang trên chữ “a” thứ hai
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/4/2023
Nguồn
CHIÊM BÀ VĂN HOÁ SỬ
占婆文化史
Tác giả: Lưu Chí Cường 刘志强
Bắc Kinh: Côn Luân xuất bản xã, 2019