Dịch thuật: Năm yếu tố uống trà dưỡng sinh (kì 1)

 

NĂM YẾU TỐ UỐNG TRÀ DƯỠNG SINH

(kì 1)

          Sau khi uống trà dưỡng sinh trở thành một phong tục thời thượng lưu hành trong xã hội, các loại kiện khang dưỡng sinh trà xuất hiện nhiều vô kể. Tình hình này khiến nhân sĩ có khát vọng tư dưỡng  tự ngã thân tâm hoa cả mắt, khống biết chọn loại nào. Trong lòng họ không ngăn được sự cảm thán: Muốn uống một li kiện khang dưỡng sinh trà thật là khó. Kì thực, chỉ cần chúng ta nắm được năm yếu tố uống trà dưỡng sinh: “lưỡng dưỡng” 两养 “tam tri” 三知 “tứ nhân” 四因“ngũ ứng” 五应 “lục kị” 六忌 thì nan đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng, ta thoải mái tìm đến loại trà mà bản thân cần.

Lưỡng dưỡng: Dưỡng thân và dưỡng tâm

          Trung Quốc từ xưa đến nay có phong tục tập quán uống trà. Dân gian cũng lưu truyền câu tục ngữ:

Bách tính khai môn thất kiện sự: sài, mễ, du, diêm, tương, thố, trà.

百姓开门七件事: , , , , , , .

(Bách tính hễ mở cửa ra là phải lo nghĩ đến bảy thứ, đó là củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà)

Nếu chỉ xem trà là thứ tất yếu phải có trong cuộc sống thường ngày, thế thì người ta sẽ không quan tâm nhiều đến vấn đề “uống trà gì? uống như thế nào?”. Nhưng nếu chân chính bàn đến việc dùng trà để dưỡng sinh, khi cần phát huy công hiệu bảo vệ sức khoẻ của trà, chúng ta cần phải phân biệt uống trà mang ý nghĩa thông thường, uống trà lúc này cũng trở nên không giản đơn như thế.

Đầu tiên, chúng ta cần phải biết rõ nội dung dưỡng sinh của trà – lưỡng dưỡng 两养, tức trà dưỡng sinh mà chúng ta bàn đến bao gồm hai phương diện: dưỡng thân 养身 và dưỡng tâm 养心.

- Gọi là dưỡng thân, tức nói trà có công hiệu cường thân kiện thể, trừ khử bệnh tật, điều trị vết thương.

- Gọi là dưỡng tâm, tức điều dưỡng về tinh thần.

Trong mắt của các thầy thuốc và người uống trà thời Đường, uống trà không chỉ có công hiệu bồi bổ thân thể, mà còn có thể di dưỡng tinh thần, điều nhiếp tình chí, làm tươi mát cuộc sống. “Tinh hành kiệm đức chi nhân” 精行俭德之人 (1) mà Trà thánh Lục Vũ 陆羽nói đến chính là người mà thông qua uống trà tiến hành tu dưỡng tâm tính.

Theo ghi chép trong Bản thảo thập di 本草拾遗 đời Đường:

Chư dược vi các bệnh chi dược, trà vi vạn bệnh chi dược.

诸药为各病之药, 茶为万病之药.

(Các loại thuốc là thuốc trị các bệnh, còn trà là thuốc trị muôn bệnh)

Đương thời mọi người xem trà là “vạn bệnh chi dược” 万病之药, đương nhiên vừa có khả năng trị thân lại có khả năng trị tâm. Từ đó, công hiệu dưỡng thân và dưỡng tâm của trà càng bắt đầu được mọi người quen dần.

Cho đến ngày nay, con người truy cầu sức khoẻ ngày càng ý thức được tính trọng yếu song trùng dưỡng thân và dưỡng tâm, trà cũng nhân vì đối với sự cống hiến trọng yếu của lưỡng dưỡng mà trở thành một trong những thức uống kiện khang không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Chú của người dịch

1- Tinh hành kiệm đức 精行俭德: Ý chỉ kẻ sĩ hiền đức truy cầu “chí đạo” 至道.

          “Tinh hành” 精行: chỉ việc hành sự, cần phải nghiên túc tuân theo quy phạm đạo đức hội mà hành sự.

          “Kiệm đức” 俭德: Nói việc lập đức, lúc nào cũng phải giữ tinh thần đạo đức truyền thống, không được lười nhác.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 27/3/2023

Nguồn

TRUNG QUỐC TRÀ VĂN HOÁ

中国茶文化

Biên soạn: Trương Cảnh 张景

Thiên Tân: Thiên Tân khoa học kĩ thuật xuất bản xã, 2018.

Previous Post Next Post