Dịch thuật: Từ “参” trong “曾参” nên đọc âm nào

 

TỪ  ” TRONG “曾参” NÊN ĐỌC ÂM NÀO

(Lữ Hữu Nhân 吕友仁)

         Từ “” trong “曾参” – học trò của Khổng Tử 孔子, ngày nay người ta đọc là shēn  (Sâm). Ví dụ như trong Hán ngữ đại từ điển 汉语大词典có mục 曾参杀人 (Tăng Sâm sát nhân); trong Từ hải 辞海có mục 曾参 (Tăng Sâm”) , phần chú thích của Vương Lực 王力Luận ngữ - Học nhi 论语 - 学而 trong Cổ đại Hán ngữ 古代汉语, Dương Bá Tuấn 杨伯峻trong Luận ngữ dịch chú 论语译注đều đọc là shēn (Sâm).

          Tra cách chú âm về chữ này của người xưa, trước giờ có hai cách đọc khác nhau:

          - Một là shēn (sâm)

          - Hai là cān (tham)

          Đọc cān (tham) là giả tá của chữ (tham). Đọc shēn (sâm), đại khái sớm nhất là Hứa Thận 许慎 thời Đông Hán, dưới chữ (sâm) ở Thuyết văn giải tự - Lâm bộ 说文解字 - 林部, ông nói rằng:

Độc nhược Tăng Sâm chi sâm

读若曾参之参

(Đọc như chữ “sâm” trong “Tăng Sâm”)

          Còn đọc cān (tham) sớm nhất, đại khái là từ Tấn Chước 晋灼 đời Tấn. Nguyễn Văn 阮文 trong Hiếu kinh thích văn hiệu (kiếu) khám 孝经释文校勘nói rằng:

Án: Tấn Chước độc “” như Tống xương tham thặng chi tham

: 晋灼读如宋昌参乘之参

(Xét: Tấn Chước đọc “” như chữ “tham” trong Tống Xương tham thặng)

          Chữ , nay trong Hán thư – Văn Đế kỉ 汉书 - 文帝纪  (tham).

          Tra trong Kinh điển thích văn 经典释文 của Lục Đức Minh 陆德明triều Trần thời Nam triều, cách chú âm về chữ , kết quả như sau:

          - Trong Lễ kí – Đàn Cung hạ 礼记 - 檀弓下 chú rằng:

Tăng , SỞ CÂM phản, nhất âm THẤT NAM phản, Hậu đồng

曾参, 所金反, 一音七南反. 后同

(Tăng, phiên thiết là SỞ CÂM (sâm), một âm khác là THẤT NAM (tham). Sau đồng)

- Trong Luận ngữ - Học nhi thiên 论语 - 学而篇 chú rằng:

, SỞ CÂM phản, hựu THẤT NAM phản.

, 所金反, 又七南反.

(, phiên thiết là SỞ CÂM (sâm), lại có phiên thiết khác là THẤT NAM (tham).)

- Trong Hiếu kinh – Khai tông minh nghĩa chương 孝经 - 开宗明义章 chú rằng:

, SỞ LÂM phản

, 所林反

(, phiên thiết là SỞ LÂM (sâm).)

          Do đó có thể thấy, kinh sư trước đời Đường đối với âm đọc của chữ chia làm hai phái:

          - Một phái đọc theo phiên thiết SỞ CÂM (sâm) hoặc SỞ LÂM (sâm), tức đọc là shēn (sâm).

          - Một phái đọc theo phiên thiết THẤT NAM (tham), tức đọc là cān (tham)

          Lục Đức Minh 陆德明đọc theo âm shēn (sâm), cho nên tuy hai cách đọc cùng tồn tại, nhưng ông lại luôn chọn cách phiên thiết là SỞ CÂM (sâm) đặt trước. Còn như cách chú âm chữ trong Hiếu kinh 孝经, ông dứt khoát bỏ đi cách đọc theo phiên thiết THẤT NAM (tham). Một thời gian dài sau này, phần đông đọc âm shēn (sâm). Ví dụ như những người đi học từ đời Tống trở về sau đã ảnh hưởng rất lớn từ Luận ngữ tập chú 论语集注của Chu Hi 朱熹, như 参乎trong Lí nhân thiên 里仁篇 đã chú rằng;

Tăng , SỞ CÂM phản

曾参, 所金反

(Tăng , phiên thiết là SỞ CÂM (sâm).)

          Bắt đầu từ cuối đời Minh, các học giả đối với cách đọc theo phiên thiết SỞ CÂM (sâm) đã đề xuất phê bình. Đầu tiên, Phương Dĩ Trí 方以智trong Thông nhã – Tính danh 通雅 - 姓名nói rằng:

Tăng , tự Tử Dư, đương âm “tham thặng” chi “tham”

曾参, 字子舆, 当音参乘

(Tăng , tự Tử Dư, nên đọc là “tham” trong “tham thặng”)

          Vương Phu Chi 王夫之 trong Lễ kí chương cú 礼记章句 quyển 3 nói rằng:

, như tự, tục độc như “sâm” giả ngộ

参如字俗读如葠者误

( , như tên tự, tục đọc là “sâm” là nhầm)

          Học giả thời Càn Long, Gia Khánh đều cho đọc (tham) là đúng. Vương Dẫn Chi 王引之 trong Xuân Thu danh tự giải hỗ 春秋名字解诂nói rằng:

Tăng , tự Tử Dư (“Trọng Ni đệ tử truyện”). độc vi tham. “Tần phong – Tiểu nhung thiên” tiên vân: ‘Tham, lưỡng phi dã.’ Hoàn tam niên “Tả truyện chính nghĩa” vân: “Sơ giá mã giả, dĩ nhị mã giáp viên nhi dĩ. Hựu giá nhất mã dữ lưỡng phục vi tham, cố vị chi tham. Hựu giá nhất mã nãi vị chi tứ. Cố “Thuyết văn” vân: ‘Tham, giá tam mã dã. Tứ, nhất thặng dã.’ ….. danh Tham tự Tử Dư, giá mã sở dĩ dẫn xa dã.

曾参, 字子舆 (“仲尼弟子传”). , 读为骖. “秦风 - 小戎篇笺云: ‘, 两騑也.’ 桓三年左传正义: “初驾马者, 以二马夹辕而已. 又驾一马与两服为参, 故谓之骖. 又驾一马乃谓之驷. 说文: ‘, 驾三马也. , 一乘也.’ ….. 名骖字子舆者, 驾马所以引车也.

          (Tăng , tự Tử Dư (“Trọng Ni đệ tử truyện”). Chữ ở đây, đọc là “tham”. Lời tiên trong “Tần phong – Tiểu nhung thiên” nói rằng: ‘Tham, là hai ngựa đóng kèm hai bên xe.’ Hoàn Công năm thứ ba, trong “Tả truyện chính nghĩa” nói rằng: “Ban đầu đóng ngựa vào xe, dùng hai con phi (ngựa kèm hai bên càng xe) mà thôi. Rồi đóng thêm một ngựa nữa cùng với hai con phục (hai con ngựa đóng bên trong) gọi là tham (tham gia vào), cho nên gọi là “tham” . Lại đóng thêm một con nữa gọi là “tứ” . Cho nên trong “Thuyết văn” nói rằng: ‘Tham, là đóng ba ngựa vào xe. Tứ, là một cổ xe đóng bốn ngựa.’ ….. Tên là “Tham” tự Tử Dư là đóng ngựa vào xe để kéo xe chạy vậy.) …

                                                                                 (còn tiếp)

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 06/01/2023

Nguồn

https://www.thepaper.cn/newsDetail_forward_2080561

 

Previous Post Next Post