Dịch thuật: Thể loại "từ"

 

THỂ LOẠI "TỪ" 

          “Từ” lúc ban đầu gọi là “khúc từ” 曲词hoặc “khúc từ tử” 曲词子, biệt xưng là “trường đoản cú” 长短句, “khúc tử” 曲子, “nhạc phủ” 乐府, “nhạc chương” 乐乐章, “thi dư”. Khởi đầu từ thời Ngũ Đại và thời Đường, thịnh vào thời Tống. Vốn là một thể thơ phối với nhạc để ca hát. Câu dài ngắn tuỳ theo sự cải biến của điệu ca mà thay đổi.

          Từ sư đời Minh đem hình thức của từ khái quát là:

Điệu hữu định cách, cú hữu định số, tự hữu định thanh.

调调有定格, 句有定数, 字有定声

(Điệu có cách thức cố định, câu có số câu nhất định, chữ có thanh nhất định)

          Nói chung, hình thức của từ có đặc điểm như sau:

          1- Đầu mỗi bài từ đều có “từ bài” 词牌. Nhìn chung, từ bài hoàn toàn không phải là đề mục của từ, chỉ là tương đương với từ phổ mà thôi. Đến đời Tống, một số từ nhân vì để biểu minh từ ý, thường dưới từ bài gia thêm đề mục, hoặc còn viết thêm một đoạn tiểu tự.

          2- Nhìn chung số chữ của từ bài và độ dài ngắn của câu đều cố định, có cách thức nhất định.

          3- Quy định về thanh vận trong từ đặc biệt nghiêm cách, dùng chữ phải phân ra bằng trắc, hơn nữa bằng trắc của mỗi từ bài cũng đều có quy định, không tương đồng

          4- Từ nhìn chung phân làm trên dưới hai khuyết (hoặc trên dưới hai đoạn), chỉ có một khuyết hoặc ba khuyết trở lên là cực ít.

Phân loại từ

          Căn cứ vào số chữ của từ, đại để phân làm ba loại: tiểu lệnh 小令, trung điệu 中调, trường điệu 长调.

          - Trong vòng 58 chữ là tiểu lệnh.

          - Từ 59 chữ đến 90 chữ  là trung điệu.

          - Từ 91 chữ trở lên là trường điệu.

          Dựa theo phong cách, có thể phân làm “Uyển ước phái” 婉约派 và “Hào phóng phái” 豪放派.

Nhân vật đại biểu của Uyển ước phái có Nam Đường Hậu Chủ Lí Dục 南唐后主李煜, Lí Thanh Chiếu 李清照, Liễu Vĩnh 柳永, Tần Quán 秦观, Chu Bang Ngạn 周邦彦 và Án Thù 晏殊thời Bắc Tống.

Nhân vật đại biểu của Hào phóng phái có Tô Thức 苏轼thời Bắc Tống, Tân Khí Tật 辛弃疾, Nhạc Phi 岳飞, Trần Lượng 陈亮, Lục Du 陆游thời Nam Tống.

Từ bài

          Từ bài 词牌chính là danh xưng về cách thức của từ

          Nhìn chung từ đến từ ba nguồn gốc:

          - Một là đến từ danh xưng của nhạc phủ. Ví dụ như Bồ Tát man 菩萨萨蛮, Tây giang nguyệt 西江月, Phong nhập tùng 风入松, Điệp luyến hoa 蝶恋花, đều thuộc loại này.

          - Hai là trích lấy mấy chữ trong bài từ làm từ bài. Ví dụ như bài  Ức Giang Nam 忆江南 vốn tên là Vọng Giang Nam 望江南, nhưng nhân vì Bạch Cư Dị  白居易có bài từ vịnh “Giang Nam hảo” 江南好, câu cuối cùng là:

Năng bất ức Giang Nam

能不忆江南

Cho nên từ bài lại gọi là  Ức Giang Nam 忆江南.

          - Ba là đến từ đề mục của từ. Bài Ngư ca tử 渔歌子vịnh về công việc đánh cá, Lãng đào sa 浪淘沙vịnh về lãng đào sa, Canh lậu tử 更漏子 vịnh về ban đêm. Tình huống này là phổ biến nhất.

          Phàm ở dưới từ bài chú rõ “bổn ý” 本意, chính là nói, từ bài đồng thời cũng là “từ đề” 词题. Nhưng, tuyệt đại đa số từ không dùng “bổn ý”, nhân đó, nhìn chung là dưới từ bài dùng số chữ tương đối ít để chú từ đề.

                                                                      Huỳnh Chương Hưng

                                                                      Quy Nhơn 04/11/2022

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 30000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的3000个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán

Nam Xương: Giang Tây mĩ thuật xuất bản xã, 1018 

Previous Post Next Post