Dịch thuật: Công chúa Văn Thành gả đến Thổ Phồn

 

CÔNG CHÚA VĂN THÀNH GẢ ĐẾN THỔ PHỒN

Công chúa Văn Thành 文成là con gái tông thất. Bà thông tuệ xinh đẹp, từ nhỏ đã được sự giáo dục của gia đình, học tập văn hoá, tri thư đạt lễ, đồng thời tín ngưỡng Phật giáo. Về sau bà vâng mệnh gả cho quốc vương Thổ Phồn 吐蕃 là Tùng Tán Can Bố 松赞干布, đem văn voá văn nghệ Hán tộc truyền bá đến Tây Tạng, có cồn hiến vô cùng lớn đối với tình hữu nghị Hán Tạng.

Thế kỉ thứ 6, bộ lạc tộc Tạng phía nam Tây Tạng từ liên minh bộ lạc phát triển thành chính quyền theo chế độ nô lệ, xưng là Thổ Phồn 吐蕃. Năm 634 (năm Trinh Quán 贞观thứ 8) Tùng Tán Can Bố 松赞干布lên ngôi làm Thổ Phồn Tán Vương 吐蕃赞王 (quốc vương), thống nhất Thổ Phồn, đồng thời tích cực mưu cầu cùng với triều Đường kiến lập mối quan hệ mật thiết.

Năm 634 đến năm 640, Tùng Tán Can Bố nhiều lần sai sứ triều cồng triều Đường, thỉnh cầu hoà thân với triều Đường, bày tỏ thành tâm giao hảo. Cuối cùng Đường Thái Tông 唐太宗 đáp ứng, gả con gái tông thất là công chúa Văn Thành cho Tùng Tán Can Bố.

Công chúa Văn Thành là con gái của Giang Hạ Vương Lí Đạo Tông 江江夏王李道宗, bà thông tuệ xinh đẹp, thâm minh đại nghĩa. Năm 641, công chúa Văn Thành được phụ thân bồi đồng, bước lên con đường đi vào đất Tạng. Đường Thái Tông ban cho công chúa rất nhiều lễ vật, ngoài trân bảo, điển tạng thư tịch ra, còn có các loại thực phổ, trứ tác y học, máy móc trị bệnh, cùng các loại cốc vật và rau cải. Đồng thời, cùng theo công chúa Văn Thành vào đất Tạng còn có một nhóm thợ.

Túc nguyện nhiều năm của Tùng Tán Can Bố đã thực hiện, ông vô cùng vui mừng, đích thân dẫn quân viễn hành đến Bá Hải 柏海 (nay thuộc huyện Mã Đa 玛多Thanh Hải 青海) để nghinh đón. Tùng Tán Can Bố theo lễ con rể của trung nguyên bái kiến Lí Đạo Tông, cùng công chúa Văn Thành cử hành hôn lễ tại nơi đó. Sau khi Lí Đạo Tông về lại Trường An 长安, công chúa Văn Thành được Tùng Tán Can Bố tiếp tục đưa đến Thổ Phồn, dân Thổ Phồn hai bên đường đều nhiệt tình nghinh đón, công chúa Văn Thành cũng dạy cho bách tính ven đường trồng cốc vật, truyền bá Phật giáo. Sau khi công chúa Văn Thành vượt qua thiên sơn vạn thuỷ đến La Ta 逻些 (nay là Lạp Tát 拉萨 tức Lhasa), bách tính La Ta nghinh đón vị công chúa Đại Đường rất nhiệt tình, Tùng Tán Can Bố còn đặc biệt xây dựng cung thất hoa lệ cho bà.

Về sau, công chúa Văn Thành sống ở Tây Tạng gần 40 năm, rất được mọi người tôn kính. Bà đem các loại vật phẩm dệt từ tơ lụa, thủ công nghệ phẩm, gia súc, dụng cụ nông nghiệp cùng kinh Phật đưa vào Tây Tạng, truyền bá văn hoá trung nguyên. Bách tính Tây Tạng yêu thích văn minh trung nguyên, dần bỏ đi một số phong tục lạc hậu.

Năm 650, Tùng Tán Can Bố qua đời, công chúa Văn Thành vẫn ở lại Tây Tạng. Dưới ảnh hưởng của bà, văn hoá Hán tộc lần lượt truyền vào Tây Tạng, thúc đẩy sự phát triển văn hoá kinh tế Thổ Phồn và tình hữu nghị Hán Tạng. Đến nay, Đến nay, Lhasa vẫn bảo tồn được tượng công chúa Văn Thành mà nhân dân Thổ Phồn tạo ra để kỉ niệm bà. Bức tượng này cách nay đã có hơn 1300 năm lịch sử.

                                                        Huỳnh Chương Hưng

                                                        Quy Nhơn 22/11/2022

Nguyên tác Trung văn

VĂN THÀNH CÔNG CHỦ VIỄN GIÁ THỔ PHỒN

文成公主远嫁吐蕃

Trong quyển

TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ (tập 5)

中国历史故事

Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐

Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất bản xã, 2015

Previous Post Next Post