Dịch thuật: Cội nguồn và sự thịnh hành của trà

 

CỘI NGUỒN VÀ SỰ THỊNH HÀNH CỦA TRÀ 

          Từ khi Thần Nông 神农 thời viễn cổ nếm trăm loài cây cỏ đến ngày nay, người hiện đại đối với nhu cầu về trà càng nhiều, “dĩ trà kính khách” 以茶敬客 (dùng trà mời khách) cũng thành lễ nghi đãi khách thường gặp nhất trong cuộc sống. Tập tục uống trà, trong các dân tộc ở Trung Quốc được truyền thừa từ rất lâu.

          Dùng lá trà làm thức uống, truyền thuyết của người xưa bắt đầu từ thời đại Hoàng Đế 黄帝. Trong Thần Nông bản thảo kinh 神农本草经  có nói:

          Thần Nông thường bách thảo, nhật ngộ thất thập nhị độc, đắc đồ (trà) nhi giải chi.

          神农尝百草, 日遇七十二毒, 得荼 () 而解之.

        (Thần Nông nếm trăm loại cây cỏ, một ngày nọ trúng phải 72 loại độc, nhờ có được đồ (trà) mà giải được chất độc)

          Thần Nông 神农trong truyền thuyết chính là Viêm Đế 炎帝, một trong những tổ tiên của người Trung Quốc. Ngày nọ, ông nếm phải một loại cỏ cực độc, đương lúc đó đang nấu nước, nước chưa sôi thì ông đã hôn mê. Không biết qua một thời gian bao lâu, Thần Nông trúng một mùi hương thấm vào trong tâm tì làm ông tỉnh lại. Ông khó khăn lắm mới múc nước trong nồi để uống, lại phát hiện nưới sôi đã biến thành sắc vàng xanh, bên trong còn nổi lên mấy chiếc lá xanh, mùi hương đó là từ trong nồi bay ra. Sau mấy tiếng đồng hồ, chất độc trong người ông được giải hết. Thần Nông sau khi tìm kiếm, phát hiện có một loại thực vật bên cạnh nồi, xem xét kĩ lại phát hiện nó có nhiều tác dụng, cuối cùng đặt tên cho nó là “trà” . Truyền thuyết liên quan đến trà này, độ tin cậy được bao nhiêu vẫn còn chưa biết. Nhưng có một điều rất rõ ràng, tức trà là loại thực vật dược dụng sớm nhất, công năng dược dụng của nó là giải độc.

          Từ thời Lưỡng Hán đến thời Tam Quốc, trà đã từ Ba Thục 巴蜀truyền vào trung và hạ du Trường giang 长江. Đến thời Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều, cây trà đã được trồng rộng rãi, nó dần có một địa vị rõ ràng trong cuộc sống thường ngày của mọi người, thậm chí một số nơi còn xuất hiện phong tục văn hoá dùng trà để tế. Trà đã từ trong bách tính phổ thông tiến vào xã hội thượng tầng, không chỉ tăng nhân và đạo gia mượn nó để tu hành dưỡng sinh, mà trong văn hóa nhân đương thời, trà cũng thành “tân sủng” 新宠của họ.

          “Trà hưng vu Đường, thịnh vu Tống” 茶兴于唐, 盛于宋. Đến đời Đường, xuất hiện vị Trà Thánh Lục Vũ 陆羽. Ông đã tổng kết kinh nghiệm chế biến và uống trà của các đời, viết ra bộ Trà kinh 茶经. Trong sách, đối với nguồn gốc của trà cùng chủng loại, đặc trưng, phương pháp chế biến, cách pha nấu, trà cụ, chất nước, phong tục uống Lục Vũ đã luận thuật toàn diện. Đương thời Lục Vũ còn được triệu vào cung, được hoàng đế tán thưởng. Triều Đường đương thời chú trọng ngoại giao qua lại, kinh tế mở cửa, nhân đó mà các các giai tầng đối với sự hưng khởi của văn hoá trà đã thúc đẩy tác dụng. Thế là trà cụ đời Đường hưng khởi, đồng thời cũng trong lịch sử phát triển văn hoá trà ở Trung Quốc đã vạch ra ý nghĩa thời đại.

          Đến đời Tống, tập tục uống trà ở Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao, trà trở thành loại thức uống thường ngày mà “gia bất khả nhất nhật vô dã” 家不可一日无也 (trong nhà không thể một ngày không có). Trên từ hoàng đế, dưới đến sĩ đại phu, đều có chuyên trứ về việc uống trà. Lúc bấy giờ trong dân gian còn xuất hiện sự giao dịch của trà hộ 茶户, trà thị 茶市, trà phường 茶坊, nơi chế biến trà. Trong tập tục này, đặc sắc nhất phải nói là “đấu trà” 斗茶. Đấu trà không chỉ là một phương thức uống trà, mà còn là sự hưởng thụ văn hoá tinh thần, đem giá trị mĩ học của việc uống trà đẩy lên một tầng cao mới. Đồng thời với đó, sản phẩm trà không chỉ là hình thức “đoàn trà” 团茶, “bính trà” 饼茶 đơn nhất, mà trước sau còn xuất hiện “tán trà” 散茶, “mạt trà” 末茶. Lúc này, văn hoá trà đã xuất hiện cảnh tượng phồn vinh, đồng thời đã truyền bá đến các nước trên thế giới.

          Thời kì Minh Thanh, việc chế tác gia công trà và tập tục ẩm dụng đã có sự cải tiến rất lớn, nhất là sau khi tiến vào đời Thanh, xuất khẩu trà đã thành con đường giao dịch chính thức, số lượng tiêu thụ ở các nước cũng bắt đầu tăng lên. Lúc này, chế biến trà theo cách “sao thanh” 炒青(sao trà) đã phổ biến rộng rãi, thế là, “xung ẩm pháp” 冲饮法 (pha uống) đã thay cho “tiên ẩm pháp” 煎饮法 (nấu cho trà sắc lại để uống) trước đó. Đó chính là cách uống trà mà chúng ta ngày nay sử dụng. Thời Minh còn xuất hiện một số lượng lớn thi hoạ, tác phẩm văn nghệ và chuyên trứ liên quan đến trà, trà cùng với hí kịch, đố đèn - nhưng hoạt động văn hoá dân gian dung hợp lại, văn hoá trà cũng dã có sự phát triển tầng bậc rất sâu.

          Phát triển đến cận đại, theo sản phẩm ngày càng phong phú, phương thức uống ngày càng đa dạng, trà trở thành một trong những thức uống bảo vệ sức khoẻ thịnh hành trên toàn thế giới. Nhưng hoạt động giao lưu văn hoá lấy trà làm chủ đề cũng được triển khai rộng rãi trên phạm vi thế giới. Trà cùng với tính trọng yếu của văn hoá trà nhân đó mà ngày càng thể hiện rõ nét. Thưởng thức trà trở thành một trong những phương thức nghỉ dưỡng tốt đẹp, tăng thêm thi tình hoạ ý cho cuộc sống con người. rất được các giai tầng ưa thích.

                                                                             Huỳnh Chương Hưng

                                                                             Quy Nhơn 11/10/2022

Nguồn

THỨC TRÀ, PHAO TRÀ, PHẨM TRÀ

识茶, 泡茶, 品茶

(Tập 1)

Chủ biên: Từ Hinh Nhã 徐馨雅

Bắc Kinh: Đoàn Kết xuất bản xã, 2017

Previous Post Next Post