Dịch thuật: "Cầu Đông" sẵn lối, cầu ô đó mà (284) (Bích Câu kì ngộ)

 

“CẦU ĐÔNG” SẴN LỐI, CẦU Ô ĐÓ MÀ (284)

          Cầu ô: Tức “thước kiều” 鹊桥 cũng gọi là “ô thước kiều” 乌鹊桥. Điển xuất từ câu chuyện truyền thuyết thần thoại về Ngưu Lang 牛郎 và Chức Nữ 织女.

Chức Nữ 织女có phong hiệu là Thiên Tôn Nương Nương 天孙娘娘, biệt danh Thiên Nữ 天女, Đông Kiều 东桥, Thiên Nữ Nương 天女娘, Thu âm 收阴, Chi Cơ Nữ 支机女 ... cùng với chị em Thất tiên Nữ hợp xưng là Thất Tinh Nương Nương 七星娘娘. “Chức Nữ” nguyên là nữ thần trong thần thoại, là nữ thần dệt mây, cũng là vị thần bảo hộ của những người làm nghề dệt, bạn tình, phụ nữ và trẻ em, về sau diễn hoá thành sao (Chức Nữ tinh 织女星). Chức Nữ là nhân vật chính trong thần thoại Ngưu Lang 牛郎 Chức Nữ 织女nổi tiếng. Tiết nhật truyền thống liên quan đến Chức Nữ đó là Thất Tịch tiết 七夕节. Thời thượng cổ, đã có việc sùng bái thiên tượng Ngưu Lang Chức Nữ cùng truyền thuyết câu  chuyện, nó là sự phản ánh hình thái xã hội nam canh nữ chức. Đến thời Hán, truyền thuyết này cường điệu Chức Nữ là cháu gái của Thiên Đế. Văn tự sớm nhất ghi chép về thân phận nhân cách hoá của Chức Nữ đó là Sử thư – Thiên quan thư 史书 - 天官书đời Hán:

Chức Nữ, Thiên nữ tôn dã

织女,天女孙也

(Chức Nữ là cháu gái của Thiên Đế)

          Theo truyền thuyết, thời Tây Chu tại đất Tề, nay là vùng Sơn Đông 山东, có một gia đình nghèo. Vì cha mẹ đều mất sớm, nên em nhỏ phải dựa vào anh và chị dâu để sống, hàng ngày ra ngoài chăn trâu, mọi người gọi anh ta là “Ngưu Lang” 牛郎. Ngưu Lang dần trưởng thành, người chị dâu không thích Ngưu lang, thế là Ngưu Lang dắt một con trâu phiêu bạt đến dưới chân núi hoang, cất gian nhà cỏ để sống. Con trâu này vốn không phải bình thường, nó là Kim Ngưu Tinh 金牛星 trên trời, nhân vì phạm luật trời bị đày xuống nhân gian chịu khổ nạn, nó cảm động đối với sự nuôi dưỡng của Ngưu Lang, ngoài việc chịu khổ cày cấy để báo ơn ra, nó còn tìm cách tìm cho Ngưu Lang một lương duyên mĩ mãn. Cuối cùng, Kim Ngưu Tinh biết được mấy tiên nữ trên trời thường kết bạn xuống nhân gian, thậm chí tắm gội tại hồ Minh Kính 明镜 trong sơn cốc phía đông. Thế là đêm đến thác mộng vào Ngưu Lang. Ngưu Lang nửa tin nửa ngờ, vượt qua núi non trong đám sương mù, quả nhiên thấy bảy tiên nữ xinh đẹp đang vui đùa trong hồ. Ngưu Lang bất giác động lòng, bèn trộm lấy một chiếc áo màu hồng phấn trên cành cây, chạy như bay về nhà. Tiên nữ bị lấy mất áo không cách nào trở về lại thiên cung đó chính là Chức Nữ. Đêm đó, nhân lúc màn đêm che chắn, tiên nữ đến nhà Ngưu Lang gõ nhẹ cửa. Trong ánh đèn yếu ớt, thấy có một chàng nông phu anh tuấn. Tiên nữ xinh đẹp như hoa, lòng mềm như nước đã rung động. Thế là hai người trong đêm xuân đã kết bạn cùng nhau. Thấm thoát đã ba năm, Chức Nữ hạ sinh hai đứa con một trai một gái. Con trâu cũng đã chết già, để lại một cặp sừng treo trên tường. Việc Chức Nữ lén xuống phàm trần cuối cùng bị Thiên Đế biết được, sai thiên binh thiên tướng xuống bắt về. Ngưu Lang đau buồn, ôm lấy cặp sừng trâu mà khóc. Không ngờ, sơ ý để sừng trâu rơi xuống đất, kì tích đã hiện ra, hai sừng trâu đột nhiên biến thành hai chiếc giỏ, Ngưu Lang đặt hai đứa trẻ vào trong giỏ, chuẩn bị gánh con đi tìm Chức Nữ. Một trận gió nhẹ thổi qua, hai chiếc giỏ giống như đôi cánh từ dưới dất bay lên, bay nhanh như điện chớp, bay đến từng trời cao, nhìn thấy Chức Nữ phía trước. Ngưu Lang ra sức đuổi theo, sắp đuổi kịp thì bị Vương Mẫu Nương Nương 王母娘娘 rút chiếc thoa cài đầu vạch một đường giữa Ngưu Lang và Chức Nữ, lập tức xuất hiện cơn sóng lớn hình thành dòng ngân hà sắc trắng tuôn chảy. Từ đó một người bên bờ đông, một người bên bờ tây, xa cách nhau không cách nào gặp được.

          Chim thước vô cùng cảm động về tình cảm của Ngưu Lang Chức Nữ, hàng năm cứ vào khoảng giữa mùa hạ mùa thu, nhân lúc ngân hà gió yên sóng lặng, cả bầy tập trung trên sông, miệng con sau ngậm lấy đuôi con trước, làm thành chiếc cầu, để Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

          Theo truyền thuyết, sau ngày mùng 7 tháng 7, lông của chim ô thước đã rụng nhiều, đó chính là do bởi chúng chịu gian khổ đắp cầu.

https://baike.baidu.com/item/%E7%BB%87%E5%A5%B3/83762

“Cầu ô” được ví với việc vợ chồng hoặc đôi tình nhân gặp lại nhau sau một thời gian xa cách.

Từ “vợ chồng Ngâu” cũng từ điển Ngưu Lang – Chức Nữ mà ra.

Lọ là oanh yến hẹn hò

“Cầu Đông” sẵn lối, cầu Ô đó mà

(Bích Câu kì ngộ: 283 - 284)

Tiếc cho nỗi vợ chồng Ngâu

Doành thu nên để bắc cầu mấy phen

(Bích Câu kì ngộ: 467 - 468)

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 20/8/2022

Previous Post Next Post