Dịch thuật: Quái vật ở Hoàng lăng và binh mã dũng

 

QUÁI VẬT Ở HOÀNG LĂNG VÀ BINH MÃ DŨNG 

Quái vật ở Hoàng lăng

          Truyền thuyết câu chuyện tương đối thần kì liên quan đến những ghi chép về lăng Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 ngày càng nhiều, mãi đến hiện nay, không ngừng xuất hiện những truyền thuyết mới.

          Bách tính ở phụ cận Li Sơn 骊山Lâm Đồng 临潼 thường phát hiện một số quái vật: tượng người bằng đất nung, dân địa phương gọi đó là “Ngoã ngoã gia” 瓦瓦爷. Theo lời kể, trước đây rất lâu, nơi vùng này chỉ cần đào giếng đào huyệt là sẽ có quái vật xuất hiện, quái vật tác yêu tác quái, nếu giếng không khô cạn thì mộ huyệt cũng sụp; có lúc quái vật đứng bên thành giếng, há miệng trừng mắt nhìn người ta đang làm việc, người trông thấy sợ đến nỗi hồn phi phách tán.

          Việc nhà nông nhiều và phức tạp, quái vật cũng ngày càng nhiều, lại còn có cả tượng cụt tay cụt chân. Về sau, mọi người phát hiện, những quái vật này là những tượng gốm thời cổ bị chôn ở dưới đất. Trải qua một năm khai quật khảo cổ, đã phát hiện một số lượng lớn binh mã dũng.

Binh mã dũng 兵马俑

          Binh mã dũng 兵马俑 bồi táng theo Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇được phát hiện vào năm 1974, trải qua thám trắc và khai quật được biết, có 3 hầm binh mã dũng.

         - Hầm số 1 chiều đông tây dài 230m, chiều nam bắc rộng 62m, tổng diện tích là 14220 m2.

          - Hầm số 2 là 6000 m2

          - Hầm số 3 là 520 m2

          Ba hầm nam 1 bắc 2 đều toạ tây diện đông, mỗi hầm tự độc lập. Ba hầm ở vào vị trí bên ngoài tường phía đông lăng Tần Thuỷ Hoàng 1000m, chính tại phía bắc đông môn đại đạo. Trong hầm có hơn 7000 binh mã dũng, hơn 100 chiến xa, hơn 400 ngựa kéo và mấy chục vạn món binh khí. Binh mã dũng được sắp xếp dựa theo chiến trận, tương đương với đội Ngự lâm quân bảo về hoàng thành dưới lòng đất.

                                                                Huỳnh Chương Hưng

                                                            Quy Nhơn 25/6/2022

Nguồn

HOÀNG TRIỀU ĐIỂN CỐ KỈ VĂN

皇朝典故纪闻

Tác giả: Hướng Tư 向斯

Bắc Kinh: Trung Quốc văn sử xuất bản xã, 2002

Previous Post Next Post