Dịch thuật: "Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu"

 

"TỨ KHỐ TOÀN THƯ TỔNG MỤC ĐỀ YẾU"

          Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu 四库全书总目提要 là bộ sách mục lục lớn nhất của Trung Quốc, người biên soạn là nhóm Vĩnh Dung 永瑢, Kỉ Vân 纪昀 đời Thanh. Sự thực, Vĩnh Dung là con thứ 6 của Càn Long, chỉ đứng tên mà thôi, Kỉ Vân mới là tổng biên tập chân chính. Kỉ Vân tức Kỉ Hiểu Lam 纪晓岚 (tên tự của ông là Hiểu Lam 晓岚), người huyện Hiến Trực Lệ 直隶, đậu Tiến sĩ thời Càn Long 乾隆. Đề yếu 提要 là sản phẩm phụ của Tứ khố toàn thư 四库全书, khi hoàng đế Càn Long xuống chiếu tìm kiếm sách vở trong thiên hạ, đã yêu cầu người dâng sách giới thiệu vắn tắt về tác giả và nội dung của sách. Đến khi biên soạn Tứ khố toàn thư, yêu cầu người biên tập hiệu đính, trước mỗi thiên đều phải viết đề yếu nội dung. Những đề yếu này trải qua sự tăng giảm châm chước của Kỉ Hiểu Lam, đồng thời thống nhất phân loại tổng hợp tư liệu, vô hình trung hình thành trứ tác mục lục học trọng yếu. Về phương diện vĩ mô, Đề yếu tổng phân làm 4 bộ: kinh , sử , tử , tập ; dưới đó lại phân làm nhiều loại. Mỗi bộ đều có tổng tự, mỗi loại lại có phân tự, tương đương với việc đem những phái học thuật đã lưu hành từ thời cổ đến thời Thanh tiến hành xử lí thống nhất. Về phương diện vi mô, người biên soạn không chỉ đối với mỗi sách trong đó đều tiến hành khái quát tiểu sử tác giả và đề yếu nội dung giản lược, thậm chí đối với tình hình xuất bản đại bộ phận sách, chỗ mạnh yếu khác nhau tiến hành giản yếu bình điểm. Đề yếu vừa ra đời, đã được giới học giả mĩ danh là “Học vấn môn kinh” 学问门经. Nhưng bộ “thiên niên thông học” 千年通学  này cũng có chỗ sơ lậu cũng là điều khó tránh. Học giả hiện đại Dư Gia Tích 余嘉锡 đã bỏ ra 50 năm nghiên cứu, đã biên soạn bộ Tứ khố đề yếu biện chứng 四库提要辩证.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 06/4/2022

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post