LÍ PHÚ VỚI THÁNH ĐÔN THUẬN TẾ MIẾU
(Bài 2)
Lí phú 李富 (1085 – 1162), tự Tử Thành 子诚,
hiệu Đạm Hiên 澹轩, người Bạch Đường 白塘Hàm
Giang 涵江 Bồ Điền 莆田, là vị anh hùng
kháng Kim nổi tiếng thời Nam Tống. Ông từng ứng thư triệu mời của Thừa tướng Lí
Cương 李纲, dùng gia tài của mình, mộ được 3000 nghĩa binh tại
quê nhà, tự chi phí cho binh lính, theo đường biển tiến lên phía bắc kháng Kim,
lệ thuộc dưới cờ của Hàn Thế Trung 韩世忠. Đáng tiếc là phái
chủ chiến đương thời không được ưa chuộng, còn phái chủ hoà lại chiếm thế thượng
phong, vì thế sau khi Tống Kim nghị hoà, Lí Phú đã từ quan về quê. Đương thời
ông có quan hàm “Điện tiền thống chế Tư cán biện công sự quan” 殿前统制司干办公事官, thế là người ở quê ông đã tôn xưng ông là “Lí Chế
Cán” 李制干.
Điều mà
tôi hôm nay muốn nói là, Lí Chế Cán tuy không có sự tích anh dũng kháng Kim gì,
nhưng sau khi từ quan về lại quê nhà lại tạo nên một sự nghiệp to lớn lưu
phương bách thế về việc hoằng dương văn hoá Ma Tổ 妈祖,
đó chính là: trùng kiến “Thánh Đôn Thuận Tế miếu” 圣墩顺济庙.
Ở đây
là “trùng kiến” 重建 chứ không phải là sáng kiến 创建.
Ý nghĩa là nơi quê nhà của ông nguyên có toà “Thánh Đôn Thuận Tế miếu” 圣墩顺济庙.
Thế thì
trước tiên thử nói về nguồn gốc ngôi linh miếu thờ Ma Tổ nổi tiếng nhất đời Tống.
Câu chuyện này được ghi chép trong Thiên
Phi hiển Thánh lục 天妃显圣录, đề là Khô tra
hiển Thánh枯槎显圣. Xin được trích lục như sau:
Năm
Nguyên Hựu 元祐nguyên niên Bính Dần thời Tống Triết Tông 宋哲宗, nơi phía đông biển ở Bồ Điền莆田
có một cái gò cao, cách Mi Châu 湄洲khoảng 100 dặm, ban
đêm thường phát ra ánh sáng, ngư dân nghi là có báu vật, nên quan sát kĩ. Thì
ra đó là một khúc gỗ khô phát sáng trôi trên mặt nước, ngư dân vớt đưa về nhà,
sáng sớm hôm sau, khúc gỗ đã trở lại chỗ cũ. Lần sau cũng như thế. Đang đêm
khúc gỗ thác mộng vào một người dân làng Ninh Hải 宁海,
nói rằng:
Ta là Mi Châu Thần Nữ, nương vào khúc gỗ
kia, nên thờ tự ta, ta sẽ ban phúc.
Các phụ
lão lấy làm lạ, báo cáo với Lí Chế Cán. Ông nói rằng: Đó là nơi Thần ngự. Ta
nghe nói ở Mi Châu có Thần Cô 神姑 hiển tích từ lâu,
nay linh quang phát hiện rõ ràng, nhất định là ban phúc cho làng ta, sự che chở
của thần ứng tại nơi đây vậy. Bèn mộ dân xây ngôi miếu, tạc tượng thờ tự, hiệu
là Thánh Đôn 圣墩, cầu đảo rất linh ứng. Lí Công cho xây 24 gian nhà
phía trước miếu để dâng cúng hương đăng, lại khai khẩn 200 mẫu ruộng trên đảo
dành cho việc tế tự, đáp lại ân đức của Thần.
Câu
chuyện này cung cấp cho chúng ta mấy tin tức trọng yếu:
Một là
niên hiệu Nguyên Hựu 元祐 nguyên niên Bính Dần
(năm 1086) cách năm Ung Hi 雍熙 thứ 4 (năm 987) bắt
đầu tín ngưỡng Ma Tổ, chẳng qua là chỉ mấy chục năm, tín ngưỡng Ma Tổ sớm đã vượt
biển truyền bá vào đất liền và có nhiều linh miếu. Thánh Đôn miếu cách đảo Mi
Châu có trăm dặm.
Hai là
Ma Tổ dựa vào “khô tra” 枯槎hiển thánh, điều này
trong mắt người xưa là có lí, trong nhiều câu chuyện thần thoại đều có thể thấy
được khô tra 枯槎 (khô mộc) có
tác dụng thông linh, bạn tôi có viết quyển “Khô
mộc” 枯木trình bày rõ.
Ba là
“Lí Công” 李公 người mà khởi đầu cho xây dựng Thánh Đôn Tổ miếu
không phải là Lí Phú 李富, mà là phụ thân của
ông là Lí Phán 李泮, bởi vì năm đó Lí Phú chỉ vừa tròn 2 tuổi.
Trở lại
vấn đề trước mắt, nguyên do Lí Phú trùng kiến Thánh Đôn Thuận Tế miếu. Nguyên
là khi phụ thân của ông xây dựng miếu tuy “đảo ứng như hưởng” 祷应如响 (cầu đảo rất linh ứng), vô cùng linh nghiệm, nhưng
lúc bấy giờ tên gọi của miếu vẫn còn gọi là “Thuận Tế miếu” 顺济庙, chân chính khiến ngôi miếu này nổi danh chính là do
người em trong tộc của Lí Phú là Lí Chấn 李振.
Năm Tuyên Hoà 宣和 thứ 5 (năm 1123), Lí Chấn là Bảo nghĩa lang 保义郎 theo Cấp sự
trung Lộ Doãn Địch 给事中路允迪 đi sứ Cao Li, trên đường trở về gặp gió to trên biển,
8 thuyền thì đã chìm hết 7, chỉ có độc nhất thuyền của Lộ Doãn Địch được cứu. Hỏi
ra mới biết là Lí Chấn cầu đảo vị thần được thờ tự ở Thánh Đôn nơi quê nhà hiển
linh cứu trợ, Sau khi về triều, ông đem sự việc đó tâu lên triều đình, hoàng đế
cảm động ban cho tấm biển ngạch “Thuận tế” 顺济,
thế là tín ngưỡng Ma Tổ lần đầu tiên từ dân gian bước vào miếu đường. Thánh Đôn
Thuận Tế miếu cũng nhờ hoàng uy mà hiển hách nổi danh. Câu chuyện này tôi đã
thuật qua trong quyển
Đến năm
Thiệu Hưng 绍兴 thứ 19 (năm 1149), Lí Phú hơn 60 tuổi. Do bởi ông cảm
thấy Thuận Tế miếu mà phụ thân cho kiến tạo, vị trí trong quần thể Thánh Đôn Tổ
miếu không nổi bật, chưa xứng với tấm biển ngạch vinh dự nhất mà hoàng đế ban tặng,
nên ông đề xướng, bỏ ra 7 vạn tiền, trùng kiến Thuận Tế miếu. Trùng kiến như thế
nào? Đối với sự tồn tại của miếu, lợp lại chính điện, đưa tượng Ma Tổ đặt ở
phía trên bài vị, đem kiến trúc nguyên có tương đối thấp nâng cao lên. Cả công
trình trải qua một năm, đến Trung Thu năm sau (năm 1150) cuối cùng đại công
hoàn tất. Sau khi trùng kiến, cả ngôi miếu có chính điện, trường lang, trai trù
phòng, ngôi miếu mới tráng lệ huy hoàng.
Ma lung ngải tước chi công, thương hoàng giả
ác chi sức, phàm tư miếu chi khí dụng, đãi thiên di công
磨砻刈削之工, 苍黄赭垩之色, 凡斯庙之器用, 殆天遗功
(Thợ
mài giũa đẽo gọt, trang sức xanh vàng đỏ trắng, phàm những khí dụng của ngôi miếu
này, hầu như là do trời giúp sức)
Nếu sự
việc chỉ đến đây, thì công lao của Lí Phú cũng không đặc biệt lớn. Mấu chốt của
mấu chốt đó là Lí Phú khi trùng kiến Thuận Tế miếu còn mời Trạng nguyên Hoàng
Công Độ 黄公度 và Đặc tấu danh Tiến sĩ (1) Liêu Bằng Phi 廖鹏飞đến bái yết, đồng thời sáng tác Đề Thuận Tế miếu 题顺济庙 và Thánh Đôn Tổ
miếu trùng kiến Thuận Tế miếu kí 圣墩祖庙重建顺济庙记. Hai thiên thơ văn này có thể đưa vào sử sách.
Trong
bài thơ Đề Thuận Tế miếu 题顺济庙 của Hoàng
Công Độ có câu:
Khô mộc triệu linh thương hải đông
Sâm si cung điện tuất tình không
枯木肇灵沧海东
参差宫殿崒睛空
(Khúc gỗ khô khởi đầu hiển linh nơi phía đông của biển
Dãy cung điện thấp cao vươn lên trong khoảng không)
Chính là sự dẫn dụng câu chuyện “khô tra hiển thánh” 枯槎显圣 và sự miêu tả diện mạo kiến trúc của Thánh Đôn Thuận
Tế miếu sau khi trùng kiến. Còn bài Miếu
kí 庙记 của Liêu Bằng Phi lại càng tỉ mỉ
xác thực.
Bài thơ
mà Lí Phú mời Trạng nguyên Hoàng Công Độ đề và bài Thánh Đôn Tổ miếu trùng kiến Thuận Tế miếu kí của Đặc tấu danh Tiến
sĩ Liêu Bằng Phi soạn đều được bảo tồn trong Bạch Đường Lí thị tộc phổ 白塘李氏族谱 bản Khang Hi 康熙
trân quý. Do bởi đoạn ghi chép này là sử liệu tiếp cận niên đại sinh hoạt của
Ma Tổ gần nhất hiện tồn, cho nên đáng tin. Điều này với cách nói là cống hiến của
Liêu Bằng Phi, chẳng bằng nói đó là công lao của Lí Phú, công lao đó thật là to
lớn.
(Lí Hợp Phố 李合浦, công bố ngày 16/3/2022)
Chú của người
dịch
1- Đặc tấu danh Tiến sĩ 特奏名进士: Khoa cử triều Tống theo chế độ thời Ngũ Đại Hậu Tấn. Khoa cử chế độ mỗi 3 năm tổ chức Hương thí, Hội thí, là chính khoa. Gặp lúc hoàng đế đích thân coi thi, có thể lập một danh sách khác trình tấu, cho phép phụ thí, gọi là “Đặc tấu danh” 特奏名. Nhìn chung đều có thể đậu, cho nên gọi là “ân khoa” 恩科.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 25/4/2022
Nguồn