Dịch thuật: Xưng vị chức quan thời cổ

 

XƯNG VỊ CHỨC QUAN THỜI CỔ

- Tước : Tức tước vị, tước hiệu mà hoàng đế thời cổ ban cho quý thích công thần. Theo thuyết cũ, đời Chu có 5 tước vị là Công , Hầu , Bá , Tử , Nam , đời sau chế độ tước xưng và tước vị theo thời mà có sự khác nhau.

- Thái sư 太师: Chỉ 2 loại chức quan.

          Thứ 1: Thời cổ gọi Thái sư 太师, Thái phó 太傅, Thái bảo 太保 là “Tam công” 三公, sau đa phần là gia hàm của đại quan, biểu thị ân sủng mà không phải thực chức, như Triệu Phổ 赵普, Văn Ngạn Bác 文彦博 thời Tống được gia hàm Thái sư.

          Thứ 2: Thời cổ cũng gọi Thái tử Thái sư 太子太师, Thái tử Thái phó太子太傅, Thái tử Thái bảo太子太保là “Đông cung tam sư” 东宫三师, đều là thầy dạy của thái tử, Thái sư là nói tắt của Thái tử Thái sư, về sau cũng dần trở thành hư hàm.

- Thượng thư 尚书: Lúc ban đầu là viên quan nắm giữ văn thư tấu chương. Đời Tuỳ bắt đầu đặt lục bộ, đời Đường xác định lục bộ là Lại , Hộ , Lễ , Binh , Hình , Công , mỗi bộ lấy Thượng thư 尚书, Thị lang 侍郎làm chính phó trưởng quan.

 - Học sĩ 学士: Thời Nguỵ Tấn là chức quan nắm giữ điển lễ, biên soạn chư sự. Từ thời Đường về sau chỉ Hàn lâm Học sĩ 翰林学士, trở thành bí thư, cố vấn, tham dự cơ yếu của hoàng đế, nhân đó mà cũng gọi là “nội tướng” 内相. Thời Minh Thanh Thừa chỉ 承旨, Thị độc 侍读, Thị giảng 侍讲, Biên tu 编修, Thứ cát sĩ 庶吉士 tuy cũng là Hàn lâm Học sĩ, nhưng địa vị và chưởng quản khác với Hàn lâm Học sĩ thời Đường Tống.

          - Thượng khanh 上卿: Quan chế đời Chu, thiên tử và chư hầu đều có Khanh , phân làm 3 cấp thượng, trung, hạ, tôn quý nhất xưng là “Thượng khanh”.

          - Đại tướng quân 大将军: Xưng hiệu tối cao của Tướng quân 将军 thời Tiên Tần, thời Tây Hán. Như Hán Cao Tổ 汉高祖 lấy Hàn Tín 韩信 làm Đại tướng quân, Hán Vũ Đế 汉武帝 lấy Vệ Thanh 卫青 làm Đại tướng quân. Từ thời Nguỵ Tấn về sau dần trở thành hư hàm mà không phải thực chức. Hai đời Minh Thanh lúc chiến tranh mới lập chức  Đại tướng quân, sau chiến tranh giải trừ.

          - Thái uý 太尉: Ban đầu là cận thị cung đình, thời Đông Hán về sau trở thành thuộc quan của Thượng thư, thời Đường bắt đầu lấy Thị lang làm chức phó của trưởng quan các bộ (Thượng thư) của tam sảnh (Trung thư 中书, Môn hạ 门下, Thượng thư 尚书).

          - Thị trung 侍中: Nguyên là một trong gia quan ngoài chức quan chính quy. Nhân vì thị tùng bên cạnh hoàng đế, địa vị dần cao, đẳng cấp vượt hơn Thị lang. Từ thời Nguỵ Tấn về sau, sự thực trở thành Tể tướng.

          - Lang trung 郎中: Thời Chiến Quốc là thị vệ cung đình. Từ đời Đường đến đời Thanh trở thành viên quan cao cấp dưới Thượng thư 尚书, Thị lang 侍郎, chia ra nắm giữ sự vụ các ti.

          - Tư mã 司马: Chức quan Tư mã mà các triều đại nói đến là không giống nhau. Thời Chiến Quốc là phó quan chưởng quản quân chính, quân phú, như ở “Hồng Môn yến” 红门宴:

Bái Công Tả Tư mã Tào Vô Thương ngôn chi

沛公左司马曹无伤言之

(Quan Tả tư mã của Bái Công là Tào Vô Thương nói điều đó)

          Thời Tuỳ Đường là thuộc quan của Thái thú (Thứ sử) châu quận.

          - Tiết độ sứ 节度使: Thời Đường chưởng quản các tổng quản quân chính sự vụ một số châu, nguyên chỉ thiết lập ở các châu vùng biên cảnh, về sau ở nội địa cũng thiết lập, tạo thành cục diện cát cứ, nhân đó người đời gọi là “phiên trấn” 藩镇.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 06/3/2022

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post