Dịch thuật: Tự tùng biệt hậu đông nam khiếu (94) (Đặng Trần Côn: Chinh phụ ngâm)

 

TỰ TÙNG BIỆT HẬU ĐÔNG NAM KHIẾU (94)

自從別後東南噭

Từ sau khi li biệt, chàng đến miền đông nam biên tái xa xôi 

          Đông nam khiếu (kiếu) 東南噭 / 东南噭 (viết đúng là đọc đúng là “kiếu”):  “Kiếu” có nghĩa là ngoài biên giới, phía đông bắc gọi là “tái” , phía tây nam gọi là “kiếu” . “Hà kiếu” 遐徼chỉ miền biên viễn.

          Trong bài Thù Lạc Thiên đông hành thi 酬乐天东行诗 của Nguyên Chẩn 元稹 thời Đường có câu:

Điều đệ đầu hà kiếu

Thương hoàng xuất áo khu

迢递投遐徼

苍黄出奥区

(Vượt đường xa đến miền biên viễn

Vội vàng rời khỏi chốn sâu)

          Trong Hạ Minh đường biểu 贺明堂表 của Lục Du thời 陆游 Tống có câu:

Thần quan mi hà kiếu, tâm hệ Minh đường.

臣官縻遐徼,心系明堂

(Chức quan của thần ở nơi biên viễn, nhưng lòng thần gắn với triều đình)

https://baike.baidu.com/item/%E9%81%90%E5%BE%BC

          Và trong bài Liên nhật khốc thử dị thường sư muộn nhi tác 连日酷暑异常攄闷而作 của Triều Duyệt Chi 晁说之đời Tống có câu:

Hàn thử bình phân, đông nam chi kiếu, hà đa hát tai

寒暑平分,东南之徼,何多暍哉

(Lạnh nóng ngang nhau, thế mà miền biên viễn ở đông nam sao mà quá nóng)

http://www.bhxu.com/zishici_utgktgkplrgk/

          Về chữ : Trong Khang Hi tự điển:

          Bính âm jiào (kiếu)

  Quảng vận 廣韻 phiên thiết là 古弔 (cổ điếu); Tập vận 集韻 phiên thiết là (cát điếu) 吉弔. Đều có âm là (kiếu), nghĩa là “đi tuần”, “biên kiếu” (kiếu tức tái )

          (Hán ngữ Đại từ điển xuất bản xã, 2003

          Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu cũng âm là “kiếu” với nghĩa:

          - Đi tuần xét, lính đi tuần gọi là du kiếu 游徼.

          - Ngoài biên. Lấy cọc đóng mốc chia địa giới với các nước man di gọi là biên kiếu 邊徼; phía đông bắc gọi là tái , phía tây nam gọi là kiếu .

          Chữ trong Khang Hi tự điển:

          - Bính âm jiào (kiếu)

 Quảng vận 廣韻  Chính vận 正韻 phiên thiết là 古弔 (cổ điếu); Tập vận集韻, Vận hội 韻會 phiên thiết là (cát điếu) 吉弔. Đều có âm là (kiếu) với nghĩa là kêu gào.

   - Bính âm qiào (khiếu) 

   Tập vận 集韻 phiên thiết là 詰弔 (khiết điếu), âm (khiếu) nghĩa là cái miệng.

  Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu cũng âm là “khiếu” với nghĩa là gào, khóc oà và miệng.

          Câu 94 trong Chinh phụ ngâm:

  - Bản Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển, ghi chữ Hán và phiên âm là:

自從別後東南

Tự tùng biệt hậu đông nam khiếu

- Bản Chinh phụ ngâm của Vân Bình Tôn Thất Lương ghi chữ Hán và phiên âm là:

自從別後東南

Tự tùng biệt hậu đông nam khiếu

          Đúng ra, cả câu ghi chữ Hán và phiên âm là:

自從別後東南徼

Tự tùng biệt hậu đông nam kiếu

Câu 94 này, bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm diễn ca” tương truyền của Đoàn Thị Điểm là:

Từ chàng đi Đông Nam khơi nẻo (89)

Trong Chinh phụ ngâm khúc của Vân Bình Tôn Thất Lương, nxb Tân Việt, in năm 1953 là:

CHÀNG TỪ  SANG đông nam khơi nẻo

                                                                            Huỳnh Chương Hưng

                                                                             Quy Nhơn 25/7/2021

Previous Post Next Post