PHẠM LÃI
(tiếp theo kì 4 – hết)
Câu Tiễn
nhìn thấy bộ dạng Phù Sai khẩn cầu, vẫn có chút mềm lòng. Phạm Lãi liền hạ lệnh
quân Việt tiêu diệt hết quân Ngô còn sót lại. Lúc này tiếng trống hành quân
vang lên, Ngô Vương Phù Sai nghe tiếng trống liền rút kiếm tự sát. Nước Việt
dùng 5 kế sách để “tu sửa 10 năm, làm cho nước giàu mạnh lên”, cuối cùng diệt
được nước Ngô.
Việt
Vương Câu Tiễn dời đô đến thành Cô Tô, sau đó các lộ chư hầu ủng hộ lập Việt
Vương Câu Tiễn làm bá chủ.
Phạm Lãi sau khi phò tá nước Việt thôn tính nước Ngô, được sự tín nhiệm và trọng dụng của nhân dân nước Việt và Việt Vương Câu Tiễn, danh tiếng của ông vang khắp thiên hạ. Nhưng, Phạm Lãi biết rõ Câu Tiễn là vị quân chủ có thể cùng chung hoạn nạn, chứ không thể cùng hưởng an lạc.
Phạm
Lãi biết Câu Tiễn sau khi đắc thế trở mặt vô tình, bèn từ biệt mà đi, vừa bảo
toàn được tính mệnh, lại lưu được mĩ danh. Phạm Lãi cho rằng: Kế Nhiên có tổng
cộng 7 kế sách, Việt vương mới dùng 5 kế sách mà đã thành bá chủ một đời. Ông
ta đã sử dụng về phương diện trị lí quốc gia, thế thì ta cũng có thể dùng để trị
lí gia đình.
Thế là,
Phạm Lãi trước tiên đến nước Tề tìm cơ hội kinh doanh thương nghiệp, sau nhìn
thấy đất Đào 陶 là
trung tâm kinh tế của thiên hạ, Phạm Lãi bèn tại đất Đào cư trú tạo sản nghiệp,
người đời gọi ông là Đào Chu Công 陶朱公. Phạm Lãi sau khi
có được tiền tài, thường bố thí cho dân nghèo, được bách tính yêu quý. Hoạt động
mậu dịch thương nghiệp của Phạm Lãi lan đến Tề, Lỗ, Tống, Tấn, Yên, Việt.
Phạm
Lãi kinh doanh thương phẩm chủ yếu là tơ lụa, vải, lương thực, dầu muối cùng
tương giấm... Người người đều không thể thiếu những món này, ngày ngày đều dùng
qua những thứ này. Do bởi thương phẩm mà Phạm Lãi bán ra rẻ, chất lượng tốt,
nên bách tính nhiều nước tấp nập đến tiệm của Phạm Lãi mua hàng.
Lúc bấy
giờ, Phạm Lãi biết rõ cục thế trung nguyên, dự tính sau một hai năm, có mấy nước
sẽ bị cuốn vào chiến tranh, vật tư quân nhu nhất định sẽ bán chạy. Phạm Lãi
tích trữ mũi tên, đồng, thiếc, da thuộc, mũi tên trúc, ngà voi ... Quả nhiên qua
một hai năm, nước Sở nước Tống xuất hiện việc thi đua nhau về quân bị, ông liền
xuất bán hoá vật của mình.
Trong thời
gian chiến tranh, rất nhiều thương nhân bị phá sản, nhưng Phạm Lãi lại đại phát.
Phạm Lãi phái người đến các nước Tấn, Sở, Tống thu mua đồ dùng hàng ngày, lại
phái người đến bờ biển thu mua lương thực, muối để thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng sau chiến tranh. Phạm Lãi lợi dụng phương pháp này tích trữ tài phú,
lũng đoạn nhiều thị trường, trở thành đại phú thương nổi tiếng trong thiên hạ.
Đối với
bách tính nghèo khổ, Phạm Lãi có lòng nhân ái, trong 19 năm 3 lần đại phú, 3 lần
đem tài phú bố thí cho thiên hạ.
Phạm Lãi giỏi nuôi cá, viết ra quyển Dưỡng ngư kinh 养鱼经, ngư nghiệp là một trong những sản nghiệp kinh doanh kiếm được lời nhiều. Lúc Phạm Lãi về già, thường cùng Tây Thi 西施 thả thuyền trên Tây hồ, cuộc sống vô cùng hạnh phúc. (hết)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/7/2021
Nguyên tác
PHẠM LÃI
范蠡
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.