Dịch thuật: Hữu sầu hề khế khoát (17) (Đặng Trần Côn: Chinh phụ ngâm)

 

HỮU SẦU HỀ KHẾ KHOÁT (17)

有愁兮契闊

U sầu lúc hợp tan 

          Khế khoát 契闊 (đọc đúng là “khiết khoát”): Li hợp, tụ tán. Điển xuất từ Kinh Thi.

          Bài Kích cổ 击鼓 Bội phong 邶风 trong Kinh Thi có câu:

Tử sinh khiết khoát

Dữ tử thành thuyết

死生契阔

与子成说

(Sống chết hoặc hợp tan

Đã cùng với người thề ước)

          Với chữ , trong Khang Hi tự điển có mấy âm đọc như sau:

          - Bính âm là , phiên thiết là 苦計 (KHỔ KẾ),  詰計 (KHIẾT KẾ), 去計 (KHỨ KẾ), như vậy âm đọc là KHẾ.

          - Bính âm là xiè, phiên thiết là 私列 (TƯ LIỆT), 先結 (TIÊN KIẾT), như vậy âm đọc là TIẾT.

          - Bính âm là qiè, phiên thiết là 苦結 (KHỔ KIẾT), 詰結 (KHIẾT KIẾT), như vậy âm đọc là KHIẾT. Ở âm đọc này có ghi:

Thi - Bội phong: Sinh tử khiết khoát

- 邶風: 生死契闊

          - Bính âm là , phiên thiết là 欺訖 (KHI CẬT), như vậy âm đọc là KHẤT.

          - Bính âm là jiá, phiên thiết là 訖黠 (CẬT HIỆT), như vậy âm đọc là KIỆT.

          (Hán ngữ Đại từ điển xuất bản xã, 2002, trang 187)

          Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, ngoài mấy âm đọc “khế”, “tiết”, “khất” ra, còn có âm “khiêt”. Với âm “khiết” ghi rằng:

          Lại một âm là khiết. Khiết khoát nhọc nhằn. bạn bè xa cách nhau cũng gọi là khiết khoát. (trang 123)

          Như vậy, chữ trong từ 契闊 đúng ra là phải đọc “khiết khoát”. Ở đây tôi giữ nguyên cách phiên trong bản Chinh phụ ngâm Hán Nôm hợp tuyển và bản Chinh phụ ngâm khúc của Vân Bình Tôn Thất Lương, nxb Tân Việt, in năm 1953 là “khế khoát”.

                                                                               Huỳnh Chương Hưng

                                                                               Quy Nhơn 01/6/2021

 

Previous Post Next Post