Dịch thuật: Chế độ thế khanh thế lộc

 

CHẾ ĐỘ THẾ KHANH THẾ LỘC 

          Khanh là quan lại cao cấp cổ đại, khanh trong “thế khanh thế lộc” 世卿世禄 không những chỉ khanh, mà còn phiếm chỉ một hệ thống quan lại như đại phu, sĩ. “Lộc” là bổng lộc của quan viên cổ đại, chế độ thế khanh thế lộc chỉ Chu vương thất và quan lại khanh đại phu của các chư hầu thời Tây Chu khi cha mất truyền lại cho con thế tập chức vị, nối đời hưởng bổng lộc chức đó. Có học giả cho rằng chế độ thế khanh thế lộc bắt đầu từ triều Thương, nhưng không hề cung cấp tư liệu xác thực để chứng minh. Chế độ thế khanh thế lộc mà có thể khảo cứu được thấy vào thời Tây Chu. Những năm đầu thời Tây Chu, Chu vương thất phân phong tông thất và công thần, sách phong hơn 1000 chư hầu quốc, tại khu vực Chu thiên tử thống trị trực tiếp và quốc nội các chư hầu lại tiến thêm một bước sách phong khanh làm quan viên trị quốc, dưới khanh là đại phu, dưới nữa là sĩ. Những quan viên này có phong địa nhất định, họ đồng thời phụ trách đối với lãnh chúa cấp trên, mà trong phong địa của mình, họ cũng được hưởng quyền thống trị thế tập. Nhưng cũng có học giả đề xuất ý khiến khác đối với vấn đề này, cho rằng Tây Chu không hề có chế độ thực hành thế khanh thế lộc. Như trong Thượng thư – Lập chính thiên 尚书 - 立政篇 có chép những trình bày của Chu Công 周公 đối với phương châm tuyển bạt quan lại thời Tây Chu. Trong thiên này, Chu Công một lần nữa nhấn mạnh: Khi tuyển chọn quan viên , cần phải “tuấn (tiến) hữu đức” () 有德, chọn dùng “cát sĩ” 吉士, “thường nhân” 常人. Có thể thấy, tiêu chí tuyển bạt quan viên ở đây là có tài đức. Có học giả tiến thêm một bước đề xuất, chân chính thực hành chế độ thế khanh thế lộc là vào thời trung và hậu kì Xuân Thu, lúc này khanh đại phu của nhiều chư hầu quốc nắm chính quyền chư hầu quốc, trở thành chư hầu vương. Khanh đại phu sau khi thành “vương” chết đi, đương nhiên là người con sẽ kế thừa quyền lực của ông ta, kế thừa nắm chính quyền chư hầu quốc, đó mới đúng là thực hành loại chế độ thế khanh thế lộc này. Tóm lại, chế độ thế khanh thế lộc là loại chế độ về quyền lực và sự đãi ngộ có thời hạn hữu hiệu đối với quan viên tảo kì, tồn tại toàn diện hoặc bộ phận ở thời kì Thương Chu. Sau khi Tần thống nhất sáu nước, chế độ này về cơ bản bị phế trừ.

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 02/5/2021

Nguồn

BẤT KHẢ BẤT TRI ĐÍCH 3000 CÁ VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC

不可不知的 3.000 个文化常识

Biên soạn: Tinh Hán 星汉

Bắc Kinh: Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2010

Previous Post Next Post