PHÚC TINH CAO CHIẾU
Bàn về chữ
“phúc”
Mọi người
đều cho rằng, 福 (phúc) là chữ cát tường, nhưng đối với việc phân tích
tự hình của chữ 福 , mọi
người lại có kiến giải khác nhau. Có người nói 福
là chữ hội ý, trong giáp cốt văn nó có hình dạng hai tay bưng rượu, có rượu là
có phúc. Có người nói bên phải của 福 là 一口田 (nhất
khẩu điền), một người có ruộng thì không lo cái ăn, không lo cái mặc, đương
nhiên là phúc rồi. Cũng có người nói一口田 (nhất khẩu điền) là người người đều có ruộng, như vậy
là càng tốt. Nhưng trong Thuyết văn 说文 nói, 福 là chữ hình thanh:
Tùng kì phục thanh (1)
从示冨声
(示là hình phù, 冨 là thanh phù)
“Tùng 示” là có quan hệ với quỷ thần và cầu đảo. Dưới chữ 冨,Đoàn Ngọc Tài 段玉裁chú rằng:
Phục, phục nhị tự cổ âm đồng
冨, 伏二字古音同
(Chữ 冨 và chữ 伏 âm cổ đồng nhất)
Đối với
nghĩa của từ 福 cũng
có nhiều giải thích. Trong Thuyết văn
chính nghĩa 说文正义 có ghi:
Phúc thị hữu thị hữu
福是祐是佑
(福là 祐 là 佑)
Trong Quảng nhã 广雅 lại ghi:
Phúc thị doanh
福是盈
(福là 盈)
Trong Thích danh 释名,福 là 富 (phú).
Trong Thuyết văn 说文, 福là 备 (bị).
Đoàn Ngọc
Tài 段玉裁 giải thích:
Bị giả, bách thuận chi danh, vô sở bất
thuận vị chi bị.
备者, 百顺之名, 无所不顺谓之备备
(“Bị” là tên gọi của bách thuận, không có việc gì
không thuận thì gọi là “bị”)
Tại sao
“bị” 备 lại
là “bách thuận”, bởi vì “bị” 备là “cụ bị” 具备 (đầy
đủ), có ý nghĩa là hoàn toàn; do nghĩa “hoàn toàn” dẫn đến nghĩa “bách thuận”,
mọi việc thuận lợi hanh thông.
Trong Thích danh释名nói “phúc” 福 là “phú” 富, điều này cũng đúng.
Trong Đại nhã – Chiêm ngưỡng 大雅 - 瞻仰 có
câu:
Hà thần bất phú
何神不富
(Sao thần không giáng phúc)
Phần Truyện 传 ghi rằng:
Phú, phúc dã.
富,福也
(Phú là phúc)
“Phúc” 福 và
“phú” 富 giải thích qua lại, điều đó nói rõ “phúc” có nghĩa
“phú”. Hơn nữa 福 và 富 đều có kết cấu冨.
Trong Thượng thư – Hồng phạm 尚书 - 洪范 giải
thích “ngũ phúc” là,
Nhất viết thọ, nhị viết phú, tam viết khang
ninh, tứ viết háo đức, ngũ viết thiện chung.
一曰寿, 二曰富, 三曰康宁, 四曰好德, 五曰善终
(Một là
sống lâu, hai là giàu sang, ba là mạnh khoẻ yên ổn, bốn là ham chuộng làm theo
mĩ đức, năm là qua đời an lành)
Ở đây,
“thọ” được xếp hàng đầu, “phú” xếp thứ hai. Mọi người thường nêu phúc thọ đi với
nhau, thọ trọng yếu, phú cũng là trọng yếu.
Kì thực,
đối với việc giải thích “phúc”, bản thân chính là một loại “hạnh phúc quan” 幸福观. Hạnh phúc quan truyền thống, lấy “ngũ phúc” nói trên
làm phúc. Còn lấy đa tử đa tôn làm phúc, điều này là không chuẩn xác. Trong Hàn Tử - Giải lão 韩子- 解老 có câu:
Nhân giả, vị kì tâm trung hân nhiên ái nhân,
kì hỉ nhân chi hữu phúc, ố (yếm) chi hữu hoạ dã. (2)
仁者, 谓其心中欣然爱人也, 其喜人之有福, 恶 (厌) 人之有祸也.
(Nhân
là trong tâm tự phát lòng vui vẻ yêu thương người, mừng khi thấy người được
phúc, ghét khi thấy người gặp hoạ)
Trong
lòng vô tư lỗi lạc, tâm ái đáng ngợi khen. Trương Triều 张潮 người
huyện Hấp 歙đời Thanh có nói:
Hữu công phu độc thư vị chi phúc, hữu học vấn
trứ thuật vị chi phúc, vô thị phi đáo nhĩ vị chi phúc, hữu đa văn trực lượng
chi hữu vị chi phúc. (3)
有功夫读书谓之福, 有学问著述谓之福, 无是非到耳谓之福, 有多闻直谅之友谓之福.
(Bỏ
công sức đọc sách gọi là phúc, có học vấn trứ thuật gọi là phúc, không có thị
phi đến bên tai gọi là phúc, có bạn bè hiểu biết nhiều, tính tình thẳng thắn rộng
rãi gọi là phúc.)
Đó là
những lời của học giả tiền nhân. Trong Dữ
thê thư 与妻书 của Tiên liệt
Lâm Giác Dân 林觉民 (*) trước
lúc hi sinh nói rằng:
Nhữ thể ngô thử tâm vu đề khấp chi dư, diệc
dĩ thiên hạ nhân vi niệm, đương diệc lạc vu hi sinh ngô thân dữ nhữ thân chi
phúc lợi, vị thiên hạ nhân mưu vĩnh phúc dã.
汝体吾此心于啼泣之余, 亦以天下人为念, 当亦乐于牺牲吾身与 汝身之福利, 为天下人谋永福也.
(Nàng
có thể lượng thứ cho tấm lòng của ta, sau khi khóc, cũng xem người trong thiên
hạ là người của mình mà tưởng niệm, cũng nên bằng lòng hi sinh phúc lợi một đời của ta và của nàng, để mưu cầu hạnh
phúc vĩnh cửu cho người.)
Đó là hạnh
phúc quan cao thượng nhất.
Tránh
hoạ cầu phúc là tâm lí phổ biến mà mọi người theo đuổi. Dân tục thường dùng biện
pháp “hài thanh thủ thí” 谐声取譬 để cầu tranh cát tường đạt tới sự thoả mãn về tâm lí.
Ví dụ như vẽ một con dơi, rồi vẽ thêm một con hươu sao, đó là biểu thị “phúc lộc”.
Đối với việc này, Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然nói rất hay:
Trùng chi thuộc tối khả yếm mạc như biên bức,
nhi kim chức tú, đồ hoạ giai dụng chi, dĩ phúc đồng âm dã. (4)
虫之属最可厌莫如蝙蝠, 而今织绣, 图画皆用之, 以福同音也.
(Trong
số con vật thuộc loài trùng, con mà đáng ghét nhất không con nào bằng con dơi,
mà nay dệt thêu, vẽ tranh đều dùng nó, đó là nhân vì nó đồng âm với chữ “phúc”)
Dân tục
còn vẽ dơi với hoa quế, ngụ ý phúc sinh quý tử; vẽ đồng tiền với dơi, ngụ ý
phúc tại nhãn tiền; còn có chữ 福 dán ngược, lấy chữ
“đảo” 倒 (ngược) hài âm
với chữ “đáo” 到 (đến), ngụ ý “phúc đáo” 福到.
Đó đều là tập tục dân gian, thể hiện nguyện vọng cầu phúc của quảng đại nhân
dân.
Chú của
nguyên tác
1- Thuyết văn giải
tự chú 说文解字注 trang 3, Thượng
Hải cổ tịch xuất bản xã.
2- Lương Khải Hùng 梁启雄 Hàn Tử thiển giải 韩子浅解trang 140, Trung Hoa thư cục.
3- Thanh . Trương Triều 张潮 U mộng ảnh 幽梦影, điều 95, trang 46, Hoàng Sơn thư xã.
4- Tiền Chung Thư 钱锺书 Quản chuỳ biên 管锥编 (tam), trang 1061, Trung Hoa thư cục.
Chú của người
dịch
*- Lâm Giác Dân
林觉民 (1886 –
1911): Tự Ý Động 意洞, hiệu Đẩu Phi 抖飞,
Thiên Ngoại Sinh 天外生, người huyện Mân 闽 Phúc Kiến 福建. Năm 14 tuổi ông học tại Cao đẳng học đường ở Phúc Kiến,
năm 1907 lưu học tại Nhật Bản, học Triết học ở Đại học Khánh Ưng 庆应. Sau tham gia Đồng minh hội, theo hoạt động cách mạng.
Năm 1911 về nước tham gia khởi nghĩa Quảng Châu 广州.
Ngày 27 tháng 4 ông cùng với Phương Thanh Động 方声洞
đi đầu tập kích nha môn Tổng đốc, bị thương và bị bắt, mấy ngày sau ung dung tựu
nghĩa. Lâm Giác Dân là một trong 72 liệt sĩ Hoàng Hoa Cương 黄花岗.
https://baike.baidu.com/item/%E4%B8%8E%E5%A6%BB%E4%B9%A6/9183009
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 23/3/2021
Nguyên tác Trung văn
PHÚC TINH CAO CHIẾU
ĐÀM “PHÚC”
福星高照
谈 “福”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã,
1998