Dịch thuật: Những tập tục từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng

 

NHỮNG TẬP TỤC TỪ MÙNG 1 ĐẾN RẰM THÁNG GIÊNG

          Theo truyền thống Trung Quốc, Xuân tiết 春节 nhìn chung chỉ Trừ tịch 除夕đến rằm. Thế thì Xuân tiết đại niên từ mùng 1 đến rằm có những tập tục nào? Xuân tiết về ý nghĩa truyền thống chỉ tế Lạp từ mùng 8 tháng Chạp hoặc tế Táo ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp, kéo dài đến rằm tháng Giêng, trong đó lấy Trừ tịch và mùng 1 tháng Giêng là cao trào. Thời gian Xuân tiết, Hán tộc và các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc đều tổ chức những hoạt động chúc mừng. Những hoạt động này đều lấy tế thần tiên, tế tổ tiên, trừ cũ đón mới, nghinh đón phúc, cầu được một năm đầy đủ là nội dung chủ yếu. Hoạt động phong phú nhiều màu sắc, mang đậm nét đặc sắc dân tộc.

Mùng 1 tháng Giêng

          Mùng 1 tháng Giêng không được quét dọn, nếu quét, sẽ quét đi vận khí, phá tài. Giả sử nếu không quét không được, thì cần phải từ bên ngoài quét vào. Đến nay nhiều nơi vẫn còn bảo tồn tập tục này, trước Trừ tịch quét dọn sạch sẽ, mùng 1 không được quét, không được đổ rác, chuẩn bị một thùng lớn để đựng nước thải, hôm đó cũng không được hắt nước ra ngoài đường. Năm mới cũng không được làm vỡ đồ đạc, làm vỡ là điềm báo phá sản, nếu bị vỡ phải nhanh chóng nói “tuế tuế bình an” 岁岁平安 (chữ “toái”   là vỡ vụn đồng âm với chữ tuế ) hoặc “lạc địa khai hoa, phú quý vinh hoa” 落地开花富贵荣华.

          Xuân tiết tục gọi là “Quá niên” 过年, nguyên danh là “Nguyên đán” 元旦, Đỗ Đài Khanh 杜台卿 đời Tuỳ trong Ngũ chúc bảo điển 五烛宝典 có nói:

          Chính nguyệt vi Đoan nguyệt, kì nhất nhật vi Nguyên nhật, diệc vân Chính triêu.

          正月为端月, 其一日为元日,亦云正朝

          (Chính nguyệt là Đoan nguyệt, ngày mùng 1 là Nguyên nhật, cũng gọi là Chính triêu.)

          “Nguyên” bản ý là “đầu” , sau dẫn đến nghĩa “khai thuỷ” 开始 (mở đầu), nhân vì ngày đó là ngày đầu tiên của năm, ngày đầu tiên của mùa xuân, ngày đầu tiên của tháng Giêng, cho nên gọi là “Tam nguyên” 三元; nhân vì ngày đó còn là sáng sớm của tuế, sáng sớm của nguyệt, sáng sớm của nhật, cho nên gọi là “Tam triêu” 三朝; lại nhân vì là sóc nhật đầu tiên, nên cũng gọi là “Nguyên sóc” . Mùng 1 tháng Giêng còn có biệt xưng là Thượng nhật 上日, Chính triêu 正朝, Tam sóc 三朔, Tam thuỷ 三始 ... ý nghĩa là mùng 1 tháng Giêng là mở đầu của năm, tháng, ngày.

          Mùng 1 tháng Giêng rất chú ý đến việc mở cửa đốt pháo. Sáng sớm Xuân tiết, để mở cửa được đại cát, trước tiên phải đốt pháo, gọi là “Khai môn pháo trượng” 开门炮仗. Sau tiếng pháo là thấy xác pháo đỏ cả mặt đất nhìn đẹp như gấm thêu, gọi là “Mãn đường hồng” 满堂红. Lúc bấy giờ khí lành khắp phố, hỉ sự tràn trề. Ngày đầu tiên mùng 1, đến nhà bà con bạn bè chúc tết hoặc gọi điện hỏi thăm là không thể thiếu. Mở miệng nói câu “Quá niên hảo” 过年好 (ăn tết vui vẻ), chúc phúc mỗi người cả một năm đại cát đại lợi.

Mùng 2 tháng Giêng

          Ngày mùng 2, con gái đã xuất giá về lại nhà cha mẹ, có chàng rể đi cùng, cho nên tục gọi là “Nghinh tế nhật” 迎婿日. Ngày này, con gái về nhà cha mẹ cần phải mang theo một ít quà và bao lì xì, chia cho trẻ con nhà cha mẹ, đồng thời dùng cơm trưa tại đó, nhưng phải về lại nhà cha mẹ chồng trước bữa cơm tối. Trước đây, người nhà cũng chọn ngày này để chụp chung tấm ảnh “toàn gia phúc” 全家福.

Mùng 3 tháng Giêng

          Ngày mùng 3 tháng Giêng còn gọi là “Xích cẩu nhật” 赤狗日, đồng âm với “xích khẩu” 赤口, thông thường vào ngày này không ra ngoài đi chúc tết, theo truyền thuyết, vào ngày này rất dễ phát sinh tranh chấp cãi cọ với người khác. Nhưng tập tục này sớm đã qua đi, nhân vì người thời hiện tại khó mà đoàn tụ vào lúc Xuân tiết, nên tập tục đó đã nhạt hoá đi nhiều.

Mùng 4 tháng Giêng

          Ngày mùng 4 tháng Giêng là ngày tế Tài Thần. Trước đây, ông chủ muốn “sao vưu ngư” 炒鱿鱼 (cho nghỉ việc) một người nào đó, ngày đó sẽ không mời đến bái Thần, qua đó đối phương trong bụng đã biết, tự thu xếp từ biệt. Còn có một truyền thuyết khác, ngày đó Táo Vương Gia yêu cầu kiểm tra hộ khẩu, nên không được ra khỏi nhà.

Mùng 5 tháng Giêng

          Ngày mùng 5 tháng Giêng tục xưng là “phá ngũ” 破五, cần “cản ngũ cùng” 赶五穷 (đuổi đi 5 cái cùng), gồm “trí cùng 智穷, học cùng 学穷, văn cùng 文穷, mệnh cùng 命穷, giao cùng 交穷”. Từ tờ mờ sáng mọi người đã thức dậy, đốt pháo, quét dọn, pháo từ trong nhà ném ra ngoài, vừa ném vừa chạy ra. Theo truyền thuyết, là đem tất cả những gì không tốt đuổi đi. Ngày đó, thực tục trong dân gian là ăn sủi cảo, tục gọi là “niết tiểu nhân chuỷ” 捏小人嘴 (1), người Thiên Tân 天津 vào ngày phá ngũ, nhà nhà đều ăn sủi cảo, lại còn cần phải băm băm cái thớt cho phát ra tiếng kêu để hàng xóm nghe thấy, thể hiện ý đang băm “tiểu nhân”...

                                                                                    (còn tiếp)

Chú của người dịch

1- Niết tiểu nhân chuỷ 捏小人嘴: Ngày mùng 5 tháng Giêng, nhiều nơi ở Trung Quốc có tập tục ăn sủi cảo. Ở một số địa phương, lúc bao sủi cảo gọi là “niết tiểu nhân chuỷ”. Bởi khi bao sủi cảo, phải dùng tay nắn từng tí từng tí phần biên của bánh, nắn càng chặt càng tốt, người ta nói là “nắn miệng tiểu nhân”. Theo truyền thuyết làm như thế có thể tránh sàm ngôn.

http://news.sohu.com/20140204/n394488947.shtml

                                                                       Huỳnh Chương Hưng

                                                                       Quy Nhơn 10/02/2021

                                                             Ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tí

Nguồn

http://www.jxhzw.org/fsrl/1029.html

Previous Post Next Post