Dịch thuật: Cổ kim tự (tiếp theo)

 

CỔ KIM TỰ

(tiếp theo) 

Cổ kim tự rất nhiều, hiện tại nêu thêm một số ví dụ (cổ tự ở trước, kim tự ở sau. Kim tự không thấy trong Thuyết văn quy về nhóm a, thấy trong Thuyết văn quy về nhóm b).

a- 大太   弟悌  閒間  說悅  孰熟  竟境  隊墜  涂塗  赴訃  馮憑  賈價 (1)  屬囑  厭饜  縣懸  陳陣

b- 共供   辟避   知智   昏婚  田畋  戚慼  反返  錯措  卷捲  尸屍

          Người ta thường lấy chữ mà đời sau quen dùng để so sánh với chữ trong sách cổ, cho rằng chữ thứ 2 trong hai tổ hợp nói trên mới là “chính tự” 正字hoặc “bản tự” 本字. Ví như nói, người ta luôn cho rằng trước tiên có chữ (duyệt) là bản tự, chỉ là thường viết chữ để thay thế nó. Đó là sai lầm. Nếu đã là chữ có trước, tại sao trong kinh sách thời thượng cổ không dùng, mà phải viết thành ? Cách giải thích hợp lí chỉ có thể là: thời thượng cổ không có chữ . Thời Chiến Quốc có một số sách (như Trang Tử 莊子), chữ cùng dùng,khả năng là người đời sau đã sửa; kinh sách không thấy chữ , là bởi vì người đời sau cho rằng đó là “kinh” không dám sửa, cho nên mới duy trì nguyên dạng. Trong Mạnh Tử 孟子 có chữ , đó là bởi vì Mạnh Tử 孟子 đến đời Tống mới được tôn xưng là kinh. Trong Thuyết văn 說文 của Hứa Thận 許慎 không thu lục chữ , điều đó nói rõ, thời đại của Hứa Thận, chữ hoặc giả chưa sản sinh, hoặc giả đã sản sinh rồi nhưng do bởi nó là “tục tự” cho nên không thu lục. Phàm là những chữ mà Thuyết văn không thu lục (nhóm a), các nhà văn tự học đều thừa nhận là chữ hậu khởi (kim tự). Điều này không có vấn đề gì. Nhưng, các nhà văn tự học trước đó do bởi mê tín Thuyết văn, đối với những chữ mà Thuyết văn thu lục (nhóm b), không những không dám cho là chữ hậu khởi, mà ngược lại còn cho là bản tự, đồng thời cho rằng chữ thứ nhất là chữ giả tá. Ví dụ chữ (xá), Chu Tuấn Thanh 朱駿聲 trong Thuyết văn giải huấn định thanh 說文解訓定聲nói nó là giả tá làm chữ (xả); còn dưới mục chữ (xả) nói: “kinh truyện giai dĩ vi chi” 經傳皆以舍為之 (kinh truyện đều lấy chữ để làm chữ ). Nếu đã là “giai dĩ vi chi”, có thể thấy mới là bản tự, rõ ràng là chữ hậu khởi. Lại như chữ , vốn là chữ hình thanh, có chữ , và là thanh phù, lấy làm ý phù, ý phù của (cam), “cam chỉ” 甘旨là mĩ vị, cho nên trong Thuyết văn dưới chữ có nói “khẩu vị chi dã” 口味之也. Lại nhân vì chữ thường được dùng làm chữ trong 何嘗 (hà thường), 未嘗 (vị thường), cho nên người ta lại gia thêm ý phù (khẩu) bên cạnh chữ , dùng để biểu thị (thường là nếm) trong 嚐滋味 (thường tư vị). Giả như không hiểu được tình huống này, sẽ phát sinh sự hiểu nhầm đối với cách dùng đại loại như câu “vị thường quân chi canh” 未嘗君之羹. Kì thực, lịch sử của chữ rất ngắn, cho nên tự điển thông thường không thu lục, giản hoá Hán tự gần đây nhất, lại đem nó giản hoá đi (*). Do đó có thể biết, gọi là “bản tự” trên thực tế có nhiều chữ đều là chữ hậu khởi.

          Thái độ của chúng ta đối với cổ kim tự phải là:

          - Hiểu rõ mối quan hệ của cổ kim tự, từ đó nắm vững nghĩa của từ trong sách cổ.

          - Thừa nhận sự thực văn tự phát triển, không nên “hậu cổ bạc kim” 厚古薄今 (coi trọng xưa mà coi thường nay) và “thị cổ phi kim” 是古非今 (xưa là đúng mà nay là sai). Trước dây một số văn nhân chuyên viết “bản tự”, mà không viết “hậu khởi tự”, điều đó cần phê phán.   (hết)

Chú của nguyên tác

1- Những chữ , , , , là “tân phụ tự” 新附字 trong Thuyết văn. Thuyết văn giải tự của Hứa Thận có 540 bộ, thu thập tổng cộng 9353 chữ, trùng văn 1163 chữ. Đời Tống nhóm Từ Huyền 徐鉉 hiệu định Thuyết văn, tăng bổ hơn 400 chữ, lần lượt phụ vào ở sau các bộ có liên quan, trong đó phần lớn là “kinh điển truyền nhau viết cùng thời tục dùng, mà Thuyết văn không có, đó gọi là “tân phụ tự”.”

Chú của người dịch

*- Chữ và cả chữ đều được giản hoá là .

                                                                   Huỳnh Chương Hưng

                                                                   Quy Nhơn 10/01/2021

Nguyên tác Trung văn trong

CỔ ĐẠI HÁN NGỮ

古代漢語

(tập 1)

Chủ biên: Vương Lực 王力

Trung Hoa thư cục, 1998.

Previous Post Next Post